Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường thích ngọt và rất khó tập được thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Vì vậy đây là đối tượng dễ bị sún răng sớm nhất. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống rất nhiều do khả năng nói ngọng, mất thẩm mỹ, răng bị mòn, yếu đi,... Do đó, các bậc phụ huynh nên hiểu rõ hơn những ảnh hưởng mà sún răng sớm sẽ gây ra và có những biện pháp phòng ngừa, điều trị thích hợp.
Sún răng sớm là một bệnh răng miệng thường xuyên xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Hiện tượng này có thể gây ra nhiều vấn đề như răng bị mòn, mất thẩm mỹ và có thể gây ra tình trạng nói ngọng ở trẻ. Do đó, việc phòng tránh và đưa ra liệu pháp phù hợp khi trẻ bị sún răng là rất quan trọng đối với các bậc phụ huynh. Vì vậy, hãy cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm về tình trạng sún răng sớm ở trẻ.
Răng được cấu tạo từ ba phần chính là lớp vỏ cứng ở bên ngoài, men răng và ngà răng. Tuy nhiên, men răng và ngà răng ở trẻ em thường mỏng và nhạy cảm hơn do độ canxi hóa thấp nên dễ bị tổn thương và sâu răng. Khi men răng bị tổn thương, răng của trẻ sẽ dễ bị axit hóa ăn mòn và xuất hiện các mảng màu đen, lỗ sún, điều này gọi là hiện tượng sún răng.
Thông thường, trẻ từ 1 đến 3 tuổi sẽ dễ mắc phải tình trạng sún răng này nhất. Mặc dù không gây đau nhức cho trẻ và lỗ sún thường nông, nhưng các lỗ sún lại có diện tích lớn, màu đen hoặc nâu và đáy mềm. Nếu không kiểm soát được, sún răng có thể lan rộng nhanh chóng sang các răng khác, gây ảnh hưởng đến khả năng nhai, nuốt và giao tiếp của trẻ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sún răng sớm ở trẻ. Các nguyên nhân được liệt kê dưới đây được xem là phổ biến:
Khi gặp phải tình trạng sún răng sớm làm các răng xung quanh cũng bị ảnh hưởng gây lung lay và xê dịch, chiếm vị trí của các răng vĩnh viễn mới mọc. Điều này có thể gây ra các vấn đề như mọc ngầm, mọc chen lấn, gây ra sự bất tiện và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Đối với từng lứa tuổi thì cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng sẽ có một chút khác biệt. Các bậc phụ huynh nên cân nhắc phù hợp với từng thời điểm như sau:
Trong thời kỳ trẻ thay răng vĩnh viễn, cha mẹ cần tăng cường dinh dưỡng bằng thực phẩm giàu canxi và flour như cá, trứng, gan động vật và sữa tươi. Cà rốt cũng là một lựa chọn tốt, giúp răng chắc khỏe và hỗ trợ lành lợi nếu bị tổn thương. Hạn chế cho trẻ sử dụng đồ uống có ga, nước ngọt và bánh kẹo để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé.
Cha mẹ có thể hạn chế cho bé bú bình hoặc ngậm bình sữa khi ngủ và không nên để trẻ dùng răng cắn các vật cứng để bảo vệ răng của trẻ không bị sứt, mẻ hoặc bể. Đa số bác sĩ khuyến nghị ngưng cho bé ăn kẹo, uống nước có ga và bú đêm khi bé đạt 8 - 10 tháng tuổi để tránh hư răng sữa và gián đoạn giấc ngủ. Đối với trẻ thích ngậm cơm, cha mẹ cần kiểm tra miệng bé sau bữa ăn để tránh sún răng.
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ, phụ huynh nên đưa con đi khám răng định kỳ mỗi 3 - 6 tháng một lần. Đặc biệt, nếu bé đã bị sún răng sớm hoặc răng sữa lung lay, việc đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám chuyên sâu là rất cần thiết. Các bác sĩ sẽ kịp thời chẩn đoán và đề xuất biện pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa tình trạng răng bé mọc lệch hoặc sún răng.
Để phòng ngừa và kiểm soát tình trạng sún răng sớm ở trẻ, cha mẹ cần tập trung vào việc vệ sinh răng miệng và duy trì các thói quen sống lành mạnh cho bé. Bên cạnh đó, áp dụng các biện pháp thay đổi thói quen và cải thiện dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ sự phát triển răng của con.
Hy vọng qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã phần nào biết được nguyên nhân và các biện pháp giúp phòng ngừa sún răng sớm ở trẻ nhỏ. Ngoài việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng và chế độ dinh dưỡng hợp lý thì các mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ. Đồng thời lưu ý rằng các biện pháp trên cần được duy trì và thực hiện trong thời gian lâu dài.
Xem thêm: Hàm răng có cấu tạo như thế nào?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.