Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều trị và phòng tránh bệnh giun lươn như thế nào?

Ngày 05/06/2022
Kích thước chữ

Giun lươn được đánh giá là ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong số các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa. Chúng có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể và đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí nó có thể đe dọa tính mạng con người. Chính vì vậy nên hiểu về cách điều trị và phòng tránh bệnh giun lươn sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình khỏi loại ký sinh trùng nguy hiểm này.

Theo các con số thống kê, có đến 80% trường hợp mắc bệnh giun lươn tử vong do điều trị nhầm các triệu chứng, bệnh lý khác. Việc điều trị giun lươn hiệu quả đòi hỏi khả năng phát hiện từ sớm khi bệnh mới chớm khởi phát, sự kiên nhẫn và sẵn sàng kiên trì điều trị trong thời gian dài.

Tổng quan về bệnh giun lươn

Bệnh giun lươn là gì?

Bệnh giun lươn hình thành khi ấu trùng giun lươn xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua da. Sau đó nó sẽ đi theo đường tĩnh mạch chạy lên tim, qua phổi rồi tiếp đến tới khí quản, hầu. Và sau cùng di chuyển xuống thực quản và ruột để sinh trưởng thành giun trưởng thành.

Giun lươn được xếp vào danh sách loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa. Điều này là do nó có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể người và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Tỷ lệ người mắc bệnh giun lươn ở Việt Nam khá cao, chiếm khoảng 1 – 2 % tổng dân số, bệnh giun lươn cũng có tỉ lệ tái nhiễm cao hơn so với các bệnh khác.

Bệnh giun lươn hình thành khi ấu trùng giun lươn xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua da Bệnh giun lươn hình thành khi ấu trùng giun lươn xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua da

Dấu hiệu mắc bệnh giun lươn

Bệnh giun lươn không biểu hiện ra những triệu chứng lâm sàng điển hình. Tuy nhiên, một số biểu hiện dưới đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc bệnh giun lươn.

  • Đau bụng vùng thượng vị.
  • Tiêu chảy.
  • Xuất hiện viêm da tại chỗ khi có ấu trùng giun lươn xâm nhập vào cơ thể.
  • Xét nghiệm máu phát hiện bị thiếu máu nhẹ.
  • Lên cơn hen ở những người bị cơ địa dị ứng.
  • Giun lươn lạc chỗ có thể ký sinh ở các vùng khác như thực quản, phổi, hạch bạch huyết.
  • Phân có mùi hôi, tanh.

Bên cạnh những dấu hiệu trên, khi xét nghiệm phân bằng kỹ thuật Kato hoặc Kato-Katz, kết quả trong phân có ấu trùng giun lươn hay không sẽ có ngay sau khi lấy phân làm xét nghiệm.

Điều trị giun lươn như thế nào?

Để điều trị giun lươn, một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:

  • Ivermectin: Áp dụng cho các trường hợp có nhiễm giun lươn không biến chứng hoặc bệnh nhân xét nghiệm ấu trùng giun lươn âm tính. Liều lượng đề xuất là 200mcg trên 1kg mỗi ngày, và dùng trong 2 ngày liên tiếp.Thông thường,  Ivermectin được chỉ định phổ biến hơn so với  Albendazole.
  • Thuốc thay thế: Albendazole. Liều lượng đề xuất là 400mg, chia một ngày 2 lần, dùng trong 7 ngày liên tiếp. Tuy nhiên, Albendazole chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc đang cho con bú, hay những người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol hoặc tiền sử nhiễm độc tuỷ xương. Vậy nên cần thận trọng khi chỉ định loại thuốc này điều trị cho người suy gan, suy thận.

Trong quá trình điều trị giun lươn, cần chú ý:

  • Đối với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, có thể cần phải điều trị giun lươn kéo dài hoặc lặp lại chu trình điều trị.
  • Sau khi hoàn thành điều trị giun lươn, cần đề phòng hội chứng tăng nhiễm ở bệnh nhân mắc giun lươn bằng cách thực hiện lặp lại xét nghiệm phân có tác dụng đánh giá ấu trùng non và ấu trùng sợi từ 2 đến 4 tuần sau đó. Nếu phân vẫn cho ra kết quả dương tính, bệnh nhân cần được chỉ định điều trị lại. Kháng sinh phổ rộng được chỉ định sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đồng thời góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của ấu trùng từ ruột.
Thuốc Opelomin 6 có thành phần chính là Invermectin, được chỉ định dùng trong điều trị giun lươn Thuốc Opelomin 6 được chỉ định dùng trong điều trị giun lươn

Thuốc Opelomin 6 có thành phần chính là Invermectin, được chỉ định dùng trong điều trị giun lươn. Tuy nhiên, Ivermectin là thuốc diệt ấu trùng giun chỉ Onchocerca volvulus, do đó ít tác dụng trên ký sinh trùng trưởng thành. Vì thế loại thuốc này phù hợp sử dụng điều trị cho những trường hợp bệnh nhẹ. Đây là loại thuốc được kê toa, nếu được bác sĩ chỉ định sử dụng Opelomin 6 trong quá trình điều trị, bạn có thể tìm mua sản phẩm tại hệ thống nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc.

Một số cách phòng tránh bệnh giun lươn

Việc điều trị giun lươn sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí. Chính vì vậy, việc phòng bệnh luôn được ưu tiên hàng đầu. Mỗi người nên lưu ý các vấn đề dưới đây để phòng tránh, hạn chế nhiễm bệnh, cũng như là tránh tái nhiễm bệnh và lây bệnh trong cộng đồng:

Việc điều trị giun lươn sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí Việc điều trị giun lươn sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí
  • Vệ sinh phòng dịch: Quản lý tốt phân, nước thải và rác thải trong môi trường sống. Vệ sinh môi trường khu vực xung quanh nhà, trong nhà và các khu vực vui chơi của trẻ nhỏ sạch sẽ.
  • Vệ sinh cá nhân: Xây dựng nếp sống sạch sẽ, văn minh. Xây dựng thói quen luôn rửa tay trước khi ăn, khi chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh và không ăn rau sống khi chưa được rửa sạch.
  • Định kỳ 2 lần mỗi năm cần được tẩy giun, mỗi lần cách nhau khoảng 4 – 6 tháng.
  • Đảm bảo luôn sử dụng bảo hộ lao động trong khi làm các công việc có tiếp xúc với đất, đặc biệt là khu vực đất nhiễm phân người.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung rau quả tươi, sạch, luyện tập thể dục hàng ngày, và giúp tránh tình trạng suy giảm miễn dịch, tránh gây bùng phát dịch.
  • Nâng cao ý thức người dân trong việc dọn vệ sinh cộng đồng, xây dựng hệ thống cống rãnh và xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Nội dung bài viết trên đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích về bệnh nhiễm giun lươn. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin