Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dính thắng lưỡi nên làm gì? Cách chăm sóc trẻ sau khi cắt?

Ngày 09/10/2022
Kích thước chữ

Ngày nay có rất nhiều trẻ sơ sinh mắc tật dính thắng lưỡi. Đây là dị tật bẩm sinh khiến trẻ khó cử động lưỡi, bú sữa hoặc khó nói về sau. Vậy trẻ dính thắng lưỡi nên làm gì? Trẻ bị dính thắng lưỡi cần phẫu thuật cắt sớm không?

Phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi cho trẻ em còn được gọi là phẫu thuật cắt dính phanh lưỡi. Đây là một tiểu phẫu khá đơn giản, ít đau và hầu như không chảy máu. Trẻ bị dính thắng lưỡi nên được phẫu thuật càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày cũng như phát âm của trẻ.

Những thông tin cần biết về dính thắng lưỡi ở trẻ em

Tại sao nên cắt dính thắng lưỡi cho trẻ?

Thắng lưỡi là một màng niêm mạc dính từ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi. Dính thắng lưỡi ở trẻ em xảy ra khi lớp màng này quá ngắn lại hoặc có thể dính ở gần đầu lưỡi, khiến lưỡi của trẻ khó cử động. Đây là một dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ nhỏ, nên phẫu thuật cắt bỏ cho trẻ càng sớm càng tốt. Vì tật này khiến trẻ nhỏ khó bú mẹ, chậm tăng cân,... Khi trẻ lớn hơn, dính thắng lưỡi cản trở quá trình phát âm của trẻ, khiến việc phát âm của trẻ trở nên khó khăn và một số âm tiết có thể không rõ ràng.

Dính thắng lưỡi độ 3 có cần cắt không? Cách chăm sóc sau khi cắt? 1 Dính thắng lưỡi làm ảnh hưởng đến khả năng bú, cử động lưỡi của trẻ

Cách nhận biết tật dính thắng lưỡi ở trẻ

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc tật dính thắng lưỡi, tật này có những biểu hiện bên ngoài cụ thể tùy theo mức độ và độ tuổi của trẻ. Ba mẹ có thể nhận biết trẻ bị dính thắng lưỡi hay không thông qua một số triệu chứng điển hình như:

  • Bé khó bú, khó nói.
  • Trẻ không tăng cân.
  • Trẻ không thể đưa lưỡi chạm vào vị trí của răng trên.
  • Trẻ không đưa được đầu lưỡi quá 1 - 2mm so với vị trí của răng cửa dưới.
  • Trẻ không thể di chuyển lưỡi sang hai bên.
  • Phanh lưỡi ngắn bất thường.
  • Phanh lưỡi dính ngay mép lưỡi hoặc đầu lưỡi.
  • Các răng cửa dưới của trẻ bị khấp khểnh hoặc bị hở.
  • Núm vú của mẹ bị biến dạng, có điểm tỳ đè hoặc sưng và đau sau khi cho con bú.

Quy trình phẫu thuật dính thắng lưỡi cho trẻ

Quy trình cắt thắng lưỡi cho trẻ lớn và trẻ nhỏ khác nhau. 

  • Ở trẻ nhỏ (3 tháng đến dưới 2 tuổi): Trong trường hợp này, gây tê cục bộ thường được sử dụng để không gây đau cho trẻ. Thuốc tê đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Sau khi phẫu thuật khoảng 15 - 30 phút, trẻ có thể bú sữa mẹ ngay. 
  • Đối với trẻ em trên 2 tuổi: Bác sĩ có thể gây tê cục bộ và cắt thắng lưỡi bằng tia laser hoặc dao mổ điện. Sau đó, bác sĩ sử dụng chỉ khâu y tế đặc biệt. Vết cắt sẽ lành sau vài tuần. 
  • Hầu hết trẻ em bị dính thắng lưỡi ở phía trước. Trong trường hợp dính thắng lưỡi ở phía sau, trẻ phải được phẫu thuật tạo hình lưỡi dưới. Ca phẫu thuật này cần được hỗ trợ bởi gây mê và chỉ có thể thực hiện khi trẻ được 2 tuổi. Ngoài ra, những trường hợp không nên cắt thắng lưỡi nếu trẻ bị rối loạn đông máu hoặc nhiễm trùng miệng.
Dính thắng lưỡi độ 3 có cần cắt không? Cách chăm sóc sau khi cắt? 2 Dấu hiệu trẻ bị dính thắng lưỡi là khó bú, bú chậm, trẻ không tăng cân

Cắt dính thắng lưỡi có đau không?

Ngoài việc cắt dính thắng lưỡi có đau không? Thì cắt dính thắng lưỡi có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn của các bậc cha mẹ. Như đã đề cập ở trên, đây chỉ là một cuộc tiểu phẫu đơn giản. Bác sĩ chỉ cần dùng kéo là có thể cắt được lớp màng dính này, ngoài ra trẻ chỉ cần gây tê cục bộ. Sau một ca tiểu phẫu, bé có thể bú sữa mẹ sau 10 - 15 phút. Do tính đơn giản và rất ít tác dụng, phương pháp điều trị này không gây tổn hại đến tâm lý của trẻ. Ba mẹ có thể yên tâm và quan sát thêm ở nhà. Do đó không có lý do gì để trì hoãn việc cắt dính thắng lưỡi cho bé. Ngoài ra, nên cắt càng sớm càng tốt, tránh cắt quá muộn khi bé lớn hơn vì sẽ đau và chảy máu nhiều hơn. Vì trẻ càng lớn mạch máu ở vị trí này đang phát triển.

Một số lưu ý sau khi cắt dính thắng lưỡi cho trẻ

Sau khi trẻ được phẫu thuật loại bỏ dính thắng lưỡi, ba mẹ cần chú ý một số điều sau:

  • Sau khi phẫu thuật, thường xuất hiện một vết thương màu trắng ở đúng vị trí các vết cắt ở lưỡi của trẻ. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ biến mất sau vài ngày nên không cần quá lo lắng.
  • Ba mẹ cần liên tục kiểm tra vết thương của trẻ, nếu vết cắt bị dính, chảy máu lưỡi hoặc các dấu hiệu bất thường khác cần thông báo cho bác sĩ để giảm xử lý kịp thời, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ (nếu có). 
  • Không để trẻ em dùng tay chạm vào vết thương để tránh nhiễm trùng. 
  • Không cho trẻ ăn thức ăn cứng, cay, nóng để tránh chảy máu.
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc để làm sạch khoang miệng, diệt khuẩn, tránh nhiễm trùng. dính thắng lưỡi, trẻ em.
  • Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ hoặc ăn thức ăn mềm, lỏng.
  • Vệ sinh miệng cho trẻ sạch sẽ sau khi ăn.
  • Hướng dẫn trẻ cử động lưỡi linh hoạt, đưa lưỡi lên, xuống, uốn cong lưỡi hoặc di chuyển sang một bên và thè lưỡi ra, kéo nhẹ lưỡi trẻ sang một bên để cho lưỡi chuyển động linh hoạt. 
Dính thắng lưỡi độ 3 có cần cắt không? Cách chăm sóc sau khi cắt? 3 Sau khi cắt dính thắng lưỡi mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng, tránh nhiễm trùng

Dính thắng lưỡi có phải nguyên nhân khiến trẻ chậm nói?

Dính thắng lưỡi khiến phát âm của trẻ không rõ ràng, nói lắp một số âm thanh cần được sử dụng cho đầu lưỡi. Nhưng bé chậm nói hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trẻ nghe kém, viêm tai giữa có tiết dịch, hoạt động bất thường của cơ quan não như viêm não, bại não, thiểu năng phát triển hoặc một số rối loạn về họng. 

Có thể thấy dính thắng lưỡi không hề nguy hiểm. Nhưng bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu trẻ có dấu hiệu bị dính thắng lưỡi, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và loại bỏ kịp thời. Như vậy, bài viết đã giải thích được thắc mắc của ba mẹ khi trẻ dính thắng lưỡi nên làm gì rồi đúng không nào.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.