Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm đo độ thẩm thấu máu đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự mất cân bằng giữa nước và điện giải. Nhà thuốc Long Châu sẽ gửi đến bạn khái niệm và ý nghĩa của các chỉ số có trong xét nghiệm cũng như nguyên nhân gây tăng hoặc giảm áp lực thẩm thấu của máu.
Thuật ngữ độ thẩm thấu được dùng để mô tả khả năng thẩm thấu của một chất dịch cụ thể nào đó. Trong các loại xét nghiệm, xét nghiệm về tính thẩm thấu của máu được nhận xét là hữu ích với mục đích đánh giá tỷ lệ mất cân bằng giữa nước và điện giải, từ đó giải quyết nhu cầu của cơ thể về dịch. Bài viết này sẽ giải thích cho bạn khái niệm của độ thẩm thấu máu cùng ý nghĩa các chỉ số.
Áp lực thẩm thấu máu hay độ thẩm thấu máu là khái niệm chỉ nồng độ của dịch có tính thẩm thấu. Đơn vị đo của dịch là osmol hay milliosmol trên mỗi 1000g chất hòa tan. Những chất hòa tan này sẽ tác động đến áp lực thẩm thấu của huyết thanh, bao gồm bicarbonat, natri, glucose, protein.
Áp lực thẩm thấu máu hữu dụng của huyết thanh sẽ được vasopressin (ADH) sản xuất từ vùng dưới đồi kiểm soát một phần. Thông số của áp lực thẩm thấu máu được các chuyên gia đo bằng kỹ thuật tăng áp lực hơi nước hoặc hạ băng điểm.
Tùy thuộc vào điều kiện môi trường khi đo mà số liệu sẽ khác nhau. Do đó, để có được thông số đúng thì người ta sẽ chọn môi trường ổn định nhất. Ở điều kiện bình thường, áp lực thẩm thấu máu hữu dụng sẽ cao hơn so với áp lực thẩm thấu máu. Nguyên nhân là do thể tích nước trong 1 lít huyết tương chỉ đạt đến 940ml, phần còn lại là các protein.
Công thức ước tính độ thẩm thấu máu trên lâm sàng là:
Áp lực thẩm thấu huyết tương = nồng độ natri máu (mmol/L) x 2 + nồng độ ure máu (mmol/L) + nồng độ glucose máu (mmol/L).
Xét nghiệm áp lực thẩm thấu máu được thực hiện với những mục đích bao gồm:
Xét nghiệm độ thẩm thấu máu cho kết quả hữu ích trong việc đánh giá tình trạng cô đặc của nước tiểu. Bình thường, thận sẽ bài tiết lượng nước tiểu với lượng cô đặc nhiều hơn huyết tương gấp 3 lần. Bác sĩ sẽ tiến hành so sánh độ thẩm thấu của huyết tương với độ thẩm thấu niệu, từ đó đánh giá về chức năng cô đặc của thận.
Xét nghiệm áp lực thẩm thấu máu là một trong các xét nghiệm không thiếu được khi làm bilan trong quá trình chẩn đoán bệnh hạ natri máu. Dựa vào kết quả này, chuyên gia sẽ chẩn đoán tình trạng người bệnh bị hạ natri máu do nguyên nhân nào, có phải là mất natri máu do máu bị hòa loãng. Chỉ số độ thẩm thấu máu bình thường là 280 - 296 mosm/Kg H2O hay 280 - 296 mmol/Kg H2O. Nếu có sự tăng áp lực thẩm thấu của huyết thanh thì tình trạng bệnh lâm sàng sẽ xấu đi. Chẳng hạn như:
Khi thăm khám lâm sàng, không phải kết quả xét nghiệm lúc nào cũng chính xác hoàn toàn. Chỉ số của độ thẩm thấu máu hữu dụng sẽ giảm hoặc tăng tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể. Các chỉ số này có thể bị thay đổi nếu xảy ra một số yếu tố như:
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho chỉ số áp lực thẩm thấu huyết tương thay đổi tăng hoặc giảm:
Người có kết quả xét nghiệm áp lực thẩm thấu máu tăng có thể là do:
Ngược lại, kết quả xét nghiệm độ thẩm thấu máu giảm do nguyên nhân là:
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc xoay quanh chủ đề độ thẩm thấu máu. Hiểu được ý nghĩa của các chỉ số sẽ giúp bạn đọc được kết quả kiểm tra xét nghiệm. Bạn hãy theo dõi các con số cẩn thận để đến bác sĩ thăm khám và can thiệp kịp thời nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.