Khi cấu trúc protein bị xáo trộn khiến thủy tinh thể mờ đục, từ đó dẫn đến vấn đề về thị lực, đồng thời kéo theo những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày và thậm chí người bệnh sẽ trở nên mất hẳn thị lực nếu tình trạng bệnh kéo dài. Điều trị sớm đục thủy tinh thể sẽ mang lại hiệu quả khá tốt. Bởi vậy, việc nhận biết, phát hiện bệnh kịp thời là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân gây đục thuỷ tinh thể
Nguyên nhân đục thuỷ tinh thể nguyên phát
Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh: Rối loạn chuyển hoá, bất thường gen do di truyền,..
Đục thuỷ tinh thể do lão hoá hay đục thủy tinh thể người già: Thường gặp với những người trên 65 tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên.
Cấu trúc mắt của người đục thủy tinh thể và người thường
Nguyên nhân đục thuỷ tinh thể thứ phát
-
Chấn thương vùng mắt.
-
Thường xuyên nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính trong thời gian dài.
-
Mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường,...
-
Mắt tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.
-
Mắc các bệnh viêm màng bồ đào, glocom.
-
Hút thuốc, rượu bia.
Ngoài những nguyên nhân gây tác động trực tiếp lên mắt, các yếu tố liên quan có thể kể đến như: Chế độ dinh dưỡng, stress kéo dài, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mắt,...
Đục thuỷ tinh thể có di truyền không?
Ngày nay, nhiều người vẫn có những suy nghĩ sai lầm rằng đục thuỷ tinh thể chỉ xảy ra ở người già mà không hề hay biết rằng ngay cả những trẻ em mới sinh cũng có thể mắc căn bệnh nguy hiểm này. Trường hợp đục thuỷ tinh thể bẩm sinh thường xảy ra với trẻ từ khi mới sinh đến 6 tháng sau khi sinh. Trẻ có thể bị đục thuỷ tinh thể đơn phương (đục thuỷ tinh thể ở một mắt) hay đục thuỷ tinh thể song phương (đục thuỷ tinh thể ở cả hai mắt).
Đục thuỷ tinh thể khi tuổi cao thì không do di truyền nhưng nếu bị đục thuỷ tinh thể khi còn ít tuổi có thể có yếu tố gia đình. Bệnh xảy ra lẻ tẻ và là di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Điều đó có nghĩa là chỉ cần một alen bất thường của một gen cũng biểu hiện tính trạng trội gây nên đục thuỷ tinh thể.
Đục thuỷ tinh thể có di truyền không?
Thông thường, đục thuỷ tinh thể song phương xảy ra do gen di truyền. Những người có thể bị đục thuỷ tinh thể bẩm sinh là khi:
-
Cha hoặc mẹ bị đục thuỷ tinh thể.
-
Với người có cha hoặc mẹ mang gen dị hợp tử còn người còn lại không bị bệnh thì tỷ lệ mắc là 50%.
Theo thống kê, đục thủy tinh thể do di truyền chiếm từ 8,3-25% các trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu bạn đã ngoài 40 tuổi thì nguy cơ mắc đục thuỷ tinh sẽ giống như những người trung niên khác.
Các dạng đục thuỷ tinh thể bẩm sinh
Một số dạng đục thủy tinh thể do di truyền:
- Đục thủy tinh thể hạt nhân: Đục thủy tinh thể ở nhân trung tâm xuất hiện ở trung tâm của ống kính và là một hình thức rất phổ biến của đục thủy tinh thể bẩm sinh.
- Đục thủy tinh thể cực trước: Nằm ở phần phía trước của ống kính của mắt và được cho là thường liên kết với những đặc điểm di truyền. Dạng này được coi là quá nhỏ để có thể phẫu thuật.
- Đục thủy tinh cực sau: Nằm ở phần phía trước của ống kính của mắt và được cho là thường liên kết với những đặc điểm di truyền.
- Đục thủy tinh thể Cerulean: Thường được tìm thấy trong cả hai mắt của trẻ sơ sinh và được phân biệt bởi chấm nhỏ, chấm xanh trong ống kính. Cerulean đục thủy tinh thể xuất hiện có liên quan đến xu hướng di truyền.
Biện pháp xác định đục thuỷ tinh thể do di truyền ở trẻ em
Phát hiện sớm dấu hiệu đục thuỷ tinh thể bằng các triệu chứng sau:
-
Lác mắt: Khi đưa đồ chơi lên xuống bé không biết nhìn theo, lúc nhìn thẳng thì mắt có thể lệch về một phía.
-
Thị lực giảm: Trẻ không nhìn rõ đồ vật, quờ quạng để lấy, có thể không nhìn thấy ti vi và đòi lại gần. Mức độ đục thuỷ tinh thể tỉ lệ thuận với giảm thị lực.
-
Lóa mắt: Đục thuỷ tinh thể gây lóa mắt như bị đèn chiếu vào, khả năng nhìn gần tốt lên do mắt có tình trạng cận thị hoá.
-
Đồng tử: Có màu xám hoặc trắng thay vì màu đen như bình thường. Toàn bộ đồng tử có thể trông giống như được bao phủ bởi một lớp phim, bạn chỉ nhìn thấy một điểm trên đồng tử.
-
Chuyển động mắt: Nhanh bất thường, không kiểm soát được (rung giật nhãn cầu).
Điều trị đục thuỷ tinh thể do di truyền
Dù ở bất kì độ tuổi nào thì việc đi khám mắt định kì là cần thiết
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên, bạn cần đưa ngay trẻ đến khám tại các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa mắt. Phát hiện sớm đục thủy tinh thể sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn và giảm tỷ lệ mù lòa. Việc điều trị dựa vào kết quả xét nghiệm mức độ đục thuỷ tinh thể của mỗi trẻ. Không lạm dụng các loại thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu phải phẫu thuật thay thuỷ tinh thể nhân tạo, cần tìm hiểu kĩ các đơn vị uy tín để tiến hành vì trẻ còn nhỏ.
Phẫu thuật là phương pháp duy nhất có hiệu quả trong việc chữa đục thủy tinh thể. Phẫu thuật bệnh đục thủy tinh thể có tỷ lệ thành công cao với hơn 90% bệnh nhân khôi phục tốt thị lực của mình với những kỹ thuật tiên tiến hiện nay như Phaco.
Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật đang được sử dụng trong lâm sàng nhãn khoa ở Việt Nam và trên thế giới, đó là phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao, đặt thủy tinh thể nhân tạo và phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm, đặt thủy tinh thể nhân tạo. Trong trường hợp không phải phẫu thuật, cha mẹ cần theo dõi, kiểm tra định kì mắt của trẻ để kịp thời xử lý các tình huống.
Ai cũng có nguy cơ bị đục thuỷ tinh thể nên ngay từ khi còn trẻ bạn nên bổ sung cho mình những dưỡng chất cần thiết như kẽm, vitamin B2,... để bảo vệ sự sáng khoẻ của đôi mắt. Nhà thuốc Long Châu hy vọng các bạn đã tìm được sự giải đáp hợp lý cho câu hỏi “Đục thuỷ tinh thể có di truyền không?”. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp