Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Đừng nhầm lẫn nứt kẽ hậu môn và trĩ

Ngày 24/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nứt kẽ hậu môn và trĩ là hai bệnh lý xảy ra ở cùng một bộ phận trên cơ thể nên chúng thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để phân biệt hai bệnh lý này và có biện pháp điều trị kịp thời, đúng đắn.

Với các triệu chứng gần giống nhau và cùng phát bệnh ở hậu môn nên hầu như nứt kẽ hậu môn và trĩ rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách phân biệt hai loại bệnh này một cách đúng đắn nhé!

Nứt kẽ hậu môn là gì?

“Nứt kẽ hậu môn là gì?” là thắc mắc của nhiều người. Nứt kẽ hậu môn là tình trạng hậu môn xuất hiện một vết rách hậu môn nhỏ hoặc vết loét ở vùng da ngay bên trong hậu môn.

Bệnh nứt kẽ hậu môn thường khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu và thậm chí là có máu xuất hiện lẫn trong phân. Tuy nhiên, nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi được nếu bạn thực hiện một vài biện pháp trị liệu tại nhà đơn giản. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Các vết nứt hậu môn thường xuất hiện ở phía sau và được hình thành trong lớp da ngay bên trong hậu môn. Đôi khi vết nứt cũng có thể xuất hiện ở phía trước hậu môn hoặc ở nhiều vị trí khác nhau cùng lúc. Nếu bạn có những tình trạng bệnh có thể gây nứt hậu môn như bệnh Crohn, các vết nứt có thể xuất hiện xung quanh hậu môn.

Đừng nhầm lẫn nứt kẽ hậu môn và trĩ 1 Nứt kẽ hậu môn gây đau trong quá trình đại tiện

Nứt kẽ hậu môn có mấy giai đoạn?

Thông thường, bệnh nứt kẽ hậu môn có hai giai đoạn chính:

  • Giai đoạn một: Nứt hậu môn cấp tính xẩy ra khi vết nứt chỉ nông, nhỏ, có dấu hiệu viêm nề nhẹ và không kéo dài quá sáu tuần. Người bệnh có thể có cảm giác đau, ngứa hậu môn khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, giai đoạn này có thể được điều trị triệt để, hạn chế chuyển thành tình trạng mãn tính.
  • Giai đoạn hai: Tình trạng nứt hậu môn kéo dài hơn sáu tuần sẽ chuyển thành mạn tính, tạo ra những vết nứt sâu và rộng hơn. Người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau thắt khó chịu nhiều hơn và kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi kéo dài.

Nứt kẽ hậu môn là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến. Khảo sát cho thấy cứ mười người sẽ có một người đã bị nứt hậu môn trong cuộc đời của họ. Bất kỳ ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng này, kể cả trẻ em, nhưng phần lớn nứt hậu môn thường xảy ra ở người có độ tuổi từ 15 – 40 tuổi.

Đừng nhầm lẫn nứt kẽ hậu môn và trĩ 2 Bệnh nứt kẽ hậu môn là trường hợp các niêm mạc xung quanh hậu môn bị rách

Sự khác nhau giữa nứt kẽ hậu môn và trĩ

Do nứt kẽ hậu môn và trĩ đều là những bệnh lý xung quan khu vực nhạy cảm và có một số biểu hiện giống nhau nên thường bị nhầm lẫn, dưới đây là một số sự khác biệt của nứt kẽ hậu môn và trĩ:

Bệnh trĩ

Khái niệm: Bệnh trĩ là trường hợp các tĩnh mạch bị sưng lên ở bên trong hoặc ngoài ống hậu môn, thường xảy ra do tình trạng táo bón mạn tính.

Triệu chứng: Ban đầu, bệnh trĩ thường không được để ý đến vì chưa gây đau. Cho đến vùng hậu môn xuất hiện búi trĩ và ngày một sưng to hơn, gây khó chịu cho người bệnh thì mới được để ý đến.

Nguyên nhân: Bị ho mãn tính, táo bón lâu ngày, mang thai.

Phòng ngừa: Nên uống đủ nước và bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống, để không tạo quá nhiều áp lực trong lúc đi đại tiện.

Điều trị: Giai đoạn đầu có thể điều trị bệnh trĩ bằng thuốc và thay đổi lối sống, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế tình trạng táo bón và giảm áp lực khi đại tiện.

Nứt kẽ hậu môn

Khái niệm: Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện các vết nứt ở phần da xung quanh hậu môn.

Triệu chứng: Gây ra nhiều đau đớn và khó chịu ở khu vực hậu môn, khiến người bệnh có tâm lý ngại đi vệ sinh. Có thể chảy máu lẫn trong phân khi đi ngoài.

Nguyên nhân: Nứt kẽ hậu môn có thể do táo bón, mang thai, bệnh Crohn.

Phòng ngừa: Duy trì thói quen tốt trong khi đi vệ sinh. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý giàu chất xơ và uống đủ nước.

Điều trị: Phương pháp phổ biến thường là cắt cơ thắt trong hậu môn, giúp giảm đau ngay lập tức. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thì vết nứt có thể điều trị bằng thuốc, kem bôi và thay đổi thói quen sinh hoạt.

Điều trị nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Phân biệt chính xác nứt kẽ hậu môn và trĩ sẽ giúp lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách, hiệu quả.

Người bệnh nứt kẽ hậu môn phần lớn không cần phẫu thuật. Khi tình trạng hậu môn nứt cấp tính, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để giảm áp lực ở hậu môn khi đi đại tiện là đã cải thiện phần lớn bệnh tình. Tùy vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc đặt tại hậu môn để giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh có thể ngâm hậu môn trong nước ấm sạch từ 10 - 20 phút nhiều lần mỗi ngày, nhất là khi đi đại tiện xong để làm dịu cơn đau thắt hậu môn, từ đó làm lành vết thương nứt hậu môn nhanh hơn.

Đừng nhầm lẫn nứt kẽ hậu môn và trĩ 3 Nên ăn nhiều rau để bổ xung chất xơ đầy đủ tốt cho hệ tiêu hoá

Đối với bệnh nhân nứt hậu môn mãn tính, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng nội khoa lâu dài, nếu không có tiến triển sẽ tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ để chấm dứt nứt hậu môn hiệu quả.

Tuy nhiên vết nứt hậu môn thường dễ tái phát, người bệnh cần phải biết cách duy trì, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bằng cách không đại tiện phân rắn hoặc gây ra các áp lực khác tại hậu môn. Muốn như vậy thì người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ hạn chế được nguy cơ tái phát nứt kẽ hậu môn sau điều trị.

Nứt kẽ hậu môn và trĩ là hai bệnh lý rất dễ bị nhầm lẫn, vì vậy người bệnh khi có triệu chứng cần đi khám ngay để xác định đúng bệnh, từ đó có được phương pháp điều trị đúng đắn và hiệu quả nhất.

Nguyễn Như

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin