Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt có được không? Cách phòng ngừa lẹo mí mắt

Ngày 03/12/2023
Kích thước chữ

Lẹo mí mắt tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng tới giao tiếp và sinh hoạt của người bệnh. Phần lớn trường hợp bị lẹo mí mắt sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp cần dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt để giảm nhanh triệu chứng. Cùng tìm hiểu về thuốc mỡ trị lẹo mí mắt qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Lẹo mí mắt có thể khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới thị lực cũng như cản trở tầm nhìn của người bệnh. Để điều trị bệnh, bạn có thể dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt ngay tại nhà kết hợp với các biện pháp hỗ trợ khác. Để hiểu hơn về lẹo mí mắt cũng như những phương pháp điều trị lẹo mí mắt, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung về bệnh lẹo mí mắt

Trước khi tìm hiểu về việc dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt, bạn cũng nên nắm được những thông tin cơ bản về lẹo mí mắt. Lẹo mí mắt là tình trạng bờ mi bị sưng, đỏ, thường khu trú tại một điểm trên bờ mi, có thể đau nhức, nguyên nhân do nang lông hoặc tuyến bã nhờn bị nhiễm tụ cầu. Lẹo mí mắt có thể mọc ở mí trên (lẹo mí trên) hay mí dưới (lẹo mí dưới), mọc bên trong hay bên ngoài mắt. Điều trị lẹo mí mắt có thể dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt, thuốc nhỏ mắt hay chích mủ khi lẹo tiến triển thành áp xe.

Lẹo mí mắt có thể nhận biết dễ dàng thông qua hình ảnh khối u xuất hiện trên mí mắt và sưng mí mắt. Tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lẹo mí mắt có thể gây khó chịu cho người bệnh như đau mắt, đỏ mắt, sưng mí mắt, chảy xệ mí mắt, chảy dịch mắt, có cảm giác bỏng rát ở trên mí mắt.

Nguyên nhân chủ yếu gây lẹo mí mắt là tụ cầu, ngoài ra nguyên nhân có thể do một số loại vi khuẩn khác gây ra. Chạm tay vào mắt hay dụi mắt là nguyên nhân phổ biến khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào mí mắt và gây bệnh. Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ bị lẹo mí mắt, bao gồm:

  • Viêm mi mắt.
  • Ngứa mắt do dị ứng, sốt..
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm hết hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Không tẩy trang sạch sẽ mặt, đặc biệt là vùng mắt sau một ngày tiếp xúc khói bụi bẩn hay sau khi trang điểm.
  • Bị mụn trứng cá cũng làm tăng nguy cơ bị lẹo mí mắt.
  • Viêm da tiết bã cũng được xem là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ bị lẹo mí mắt.
  • Sử dụng kính áp tròng không đúng cách hay kính áp tròng không đảm vệ sinh sạch sẽ.
  • Sử dụng chung các vật dụng cá nhân với những người bị lẹo mí mắt.
Lẹo mí mắt là gì? Dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt có được không? 1
Lẹo mí mắt là tình trạng sưng đỏ bờ mi thường khu trú tại một điểm

Cách điều trị lẹo mí mắt

Lẹo mí mắt có thể khiến người bệnh cảm thấy đau mắt, sưng mí mắt và vô cùng khó chịu. Lẹo mí mắt có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu sau 48 giờ tự chăm sóc tại nhà mà tình trạng sưng đau mắt không thuyên giảm, cảm giác rất khó chịu, đặc biệt là tầm nhìn bị ảnh hưởng nhiều, người bệnh nên đi khám chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị phù hợp. Tùy vào tình trạng nhiễm trùng mí mắt, các bác sĩ chuyên khoa sẽ lên đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bạn bao gồm kháng sinh toàn thân và kháng sinh tại chỗ như dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt hay các loại thuốc nhỏ mắt.

Vệ sinh sạch sẽ giúp người bệnh đẩy nhanh tiến độ loại bỏ mủ lẹo. Việc chủ động thực hiện các biện pháp dưới đây sẽ giúp lẹo mí mắt chấm dứt sớm và ít bị tái phát hơn, bao gồm:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ, ngâm khăn vào nước ấm sạch sau đó đắp lên vùng lẹo. Thực hiện động tác này từ 5 - 10 phút mỗi ngày sẽ giúp cho người bệnh giảm đau mắt và cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Massage nhẹ nhàng vùng lẹo mí mắt bằng đầu ngón tay một cách nhẹ nhàng giúp thông tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn.
  • Luôn giữ mắt và mặt sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, vảy xung quanh mắt để tránh nhiễm khuẩn.
  • Không trang điểm và sử dụng kính áp tròng trong khoảng thời gian bị lẹo và điều trị lẹo mí mắt.
  • Không tự ý nặn lẹo mí mắt, tránh làm lây lan sang các khu vực khác khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, khó kiểm soát hơn.
Lẹo mí mắt là gì? Dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt có được không? 2
Có thể dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt

Dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt có được không?

Vậy dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt có hiệu quả không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt có thể giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu, đau nhức do lẹo mí mắt gây ra, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng cùng như tỷ lệ tái phát sau này. Một số loại thuốc mỡ điều trị lẹo mí mắt bạn có thể sử dụng bao gồm:

Tuy nhiên, dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn như: Phản ứng tại chỗ, kích ứng mắt, dị ứng, bỏng rát, châm chích khó chịu, phát ban, nổi mày đay thậm chí là gây sốc phản vệ… Chính vì vậy, bạn không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự thăm khám và chỉ định dùng thuốc của các bác sĩ chuyên khoa hay dược sĩ, tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn đã trình bày ở trên.

Lẹo mí mắt là gì? Dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt có được không? 3
Dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn

Cách phòng ngừa lẹo mí mắt

Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về việc dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt. Tuy nhiên, lẹo mí mắt rất dễ tái lại, vì vậy việc phòng lẹo mí mắt là được vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, giúp bạn bảo vệ được đôi mắt của mình tránh nguy cơ bị lẹo mí mắt. Cụ thể như sau:

  • Hạn chế lấy tay dụi vào mắt hay chạm vào mắt khi không thật sự cần thiết.
  • Dùng một số loại thuốc giảm tình trạng ngứa khi bị dị ứng.
  • Điều trị triệt để những bệnh lý tại mắt như: Viêm bờ mi, viêm da tiết bã, mụn trứng cá…
  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hay các loại dung dịch sát khuẩn sau khi đi ra ngoài, trước khi đi ăn, sau khi đi vệ sinh hay sau khi tiếp xúc với bụi bẩn…
  • Khi nghi ngờ bị lẹo mí mắt, nếu sau 1 - 2 ngày mà tình trạng bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn diễn tiến nặng hơn, bạn nên đi khám sớm để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp, tránh để tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như tái nhiễm.
Lẹo mí mắt là gì? Dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt có được không? 4
Hạn chế dụi tay và chạm tay lên mắt giúp phòng lẹo mí mắt

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được phần nào câu hỏi dùng thuốc mỡ trị lẹo mí mắt có được không cũng như nắm được các phương pháp phòng ngừa và điều trị lẹo mí mắt. Lẹo mí mắt tuy không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Vì vậy, khi có bất kỳ biểu hiện nào bệnh, bạn nên có những phương pháp điều trị sớm để bệnh mau khỏi, hạn chế nhiễm trùng và tái phát. Chúc bạn nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết hay của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.