Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Khi bị đứt dây chằng chéo trước có chạy được không?

Ngày 11/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dây chằng chéo trước thường bị đứt trong các tình huống chấn thương khi vận động mạnh, có một số trường hợp không có triệu chứng nặng. Vậy khi bị đứt dây chằng chéo trước có chạy được không?

Dây chằng chéo trước thường bị tổn thương hay đứt do gặp các chấn thương khi vận động mạnh như chạy, nhảy,...Vậy nếu gặp tình trạng đứt dây chằng chéo trước có chạy được không? Nếu chạy thì có ảnh hưởng gì không?

Đứt dây chằng chéo trước có chạy được không?

Dây chằng chéo trước là dây chằng trong gối giúp mâm chày không bị trượt ra trước khi chúng ta chạy, nhảy, leo cầu thang. Khi dây chằng này bị đứt, triệu chứng hay gặp đầu tiên là bệnh nhân bị mất vững hay “sụm” gối khi chạy, nhảy hay lò cò trên chân đau hoặc lúc leo cầu thang.

Đứt dây chằng chéo trước cần được điều trị kịp thời. Đứt dây chằng chéo trước cần được điều trị kịp thời.

Có nhiều trường hợp người bị đứt dây chằng chéo trước vẫn có thể đi lại bình thường, không có triệu chứng sụm gối hoặc nó chỉ xuất hiện khi đi với tốc độ khá nhanh và xoay người đột ngột. Điều này làm người bệnh có tâm lý chủ quan cho rằng dây chằng không bị đứt và chậm trễ trong việc chữa trị. 

Vậy đứt dây chằng chéo trước có chạy được không? Câu trả lời còn tùy vào cấp độ tổn thương của dây chằng. Đứt dây chằng chéo trước được phân thành 3 cấp độ:

  • Độ 1 là rách tối thiểu các thớ sợi dây chằng.
  • Độ 2 là rách nhiều thớ sợi.
  • Độ 3 là dây chằng bị đứt hoàn toàn. 

Nếu gặp trường hợp tổn thương dây chằng chéo trước ở độ 1 và 2, bệnh nhân vẫn có khả năng hồi phục cho nên vẫn đi lại, chạy được. Còn trường hợp cấp độ 3 nếu yếu tố giữ vững khác còn khỏe thì bệnh nhân vẫn đi lại, chạy bộ bình thường chỉ là sẽ xuất hiện biểu hiện mất vững, ”sụm” gối khi thay đổi hướng đột ngột hoặc đi lên xuống cầu thang… Điều này tùy vào sự vững của gối của từng bệnh nhân.

Chạy bộ khi đứt dây chằng có nguy hiểm không?

Ngoài câu hỏi đứt dây chằng chéo trước có chạy được không thì câu hỏi nếu bị đứt dây chằng mà vẫn chạy bộ thì có nguy hiểm không? Chúng ta đều biết chức năng của dây chằng chéo trước chủ yếu là cung cấp sự ổn định và cân bằng cho các chuyển động xoay, vặn người. Nếu dây chằng chéo trước bị tổn thương thì khả năng xoay hoặc đổi hướng di chuyển sẽ có nhiều khó khăn.

Nếu bị đứt dây chằng mà vẫn chạy bộ thì có nguy hiểm không? Nếu bị đứt dây chằng mà vẫn chạy bộ thì có nguy hiểm không?

Khi dây chằng bị tổn thương, chúng ta vẫn đi bộ, chạy bộ hoặc thực hiện các động tác uốn cong, khuỵu đầu gối thì có thể tăng nguy cơ chấn thương khác như tổn thương sụn ở đầu gối. Điều này có thể gây ra viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối cũng như các tổn thương xương khớp khác.

Cần nghỉ ngơi bao lâu khi bị đứt dây chằng chéo trước?

Thời gian người bệnh cần nghỉ ngơi khi bị đứt dây chằng chéo trước còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu dây chằng chỉ bị đứt một phần hoặc đau đớn nhẹ, bệnh nhân có thể cần nghỉ ngơi trong 4 – 8 tuần để có thể phục hồi và đi lại bình thường.

Bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước. Bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước.

Tuy nhiên, các bệnh nhân nên nghỉ ngơi trong 7 – 9 tháng để phục hồi hoàn toàn và sẵn sàng quay lại các hoạt động thể thao. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần nghỉ ngơi trong khoảng một năm để tránh các chấn thương tái phát. Trong quá trình nghỉ ngơi, bệnh nhân có thể cần sử dụng nạng, nẹp đầu gối hoặc các dụng cụ hỗ trợ khác để đi lại theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Những lưu ý khi bị đứt dây chằng chéo trước

Khi dây chằng chéo trước bị tổn thương, triệu chứng phổ biến là tích tụ lượng máu quá mức gây tình trạng sưng tấy, khó chịu và đau gối. Nếu có các dấu hiệu này, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phù hợp. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, sẽ có những lưu ý khác nhau:

Các biện pháp kiểm soát các triệu chứng ở nhà

Các nguyên tắc kiểm soát các triệu chứng bao gồm giảm lưu lượng máu đến đầu gối, giảm tình trạng sưng tấy trong 48 – 72 giờ sau khi bị thương. Trong vài ngày đầu, bệnh nhân cần kiểm soát sưng và giảm đau bằng các biện pháp như: 

Hạn chế đến mức tối đa mọi cử động đột ngột hoặc vặn mình. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại nhà sau 1 hoặc 2 ngày đầu tiên khi bị rách dây chằng và để đầu gối ở vị trí càng cao càng tốt. Nghỉ ngơi có thể giúp giảm nhu cầu trao đổi chất của các mô bị thương, tránh gây căng thẳng cho vùng bị thương và không làm gián đoạn quá trình điều trị đứt dây chằng chéo trước.

Chườm lạnh là cách tốt nhất giảm tình trạng sưng và giảm đau đầu gối. Bệnh nhân nên chườm túi đá lên đầu gối trong 20 phút mỗi 1 – 2 giờ trong vòng 48 – 72 giờ đầu tiên. Chườm lạnh sẽ giúp giảm nhiệt độ của các mô ở vùng bị thương, giảm nhu cầu trao đổi chất và hạn chế được tình trạng chảy máu.

Các biện pháp kiểm soát các triệu chứng ở nhà. Các biện pháp kiểm soát các triệu chứng ở nhà
  • Dùng băng ép đầu gối hoặc nẹp đầu gối, giúp hạn chế rò rỉ dịch từ các mao mạch bị tổn thương vào mô và hỗ trợ kiểm soát quá trình viêm. Điều này cũng hỗ trợ giảm tình trạng sưng ở đầu gối.
  • Giữ cho đầu gối ở vị trí cao hết mức khi ngồi hoặc nằm có thể làm giảm áp lực trong các mạch máu cục bộ và giúp vùng bị thương giảm chảy máu. Điều này cũng giúp thoát các chất lỏng dư thừa và tránh viêm cho đầu gối.

Các thói quen cần hạn chế

Sau khi chấn thương đứt dây chằng chéo trước, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi và bất động trong 18 – 72 giờ đầu tiên. Bên cạnh các biện pháp phía trên, bệnh nhân cũng cần tránh các tác nhân khiến bệnh trở nên nặng hơn như:

  • Tránh chườm nóng, xông hơi khô, ngâm mình trong bể nước nóng.
  • Không được uống rượu sau khi bị thương, vì các hoạt chất có trong rượu sẽ gây viêm và sưng các mạch máu bị tổn thương ở đầu gối, khiến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Tránh các hoạt động gây căng thẳng quá mức cho đầu gối, chẳng hạn như tập thể dục, chạy, nhảy,...
  • Trong ít nhất 48 – 72 giờ đầu tiên, bệnh nhân không nên xoa bóp để tránh làm tăng lưu lượng máu và sưng tấy.

Bài viết này đã cung cấp đến các bạn những thông tin cần thiết về đứt dây chằng chéo trước có chạy được không cũng như các thông tin liên quan như thời gian nghỉ ngơi và những lưu ý. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của nhà thuốc Long Châu để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm