Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Em bé mấy tháng dùng địu được? Một số lưu ý khi ba mẹ sử dụng địu

Ngày 25/03/2023
Kích thước chữ

Địu là một sản phẩm quen thuộc của những hộ gia đình có con nhỏ. Việc bế trẻ di chuyển nhiều khiến phụ huynh mỏi tay và mất nhiều sức lực nếu quãng đường di chuyển dài. Địu chính là giải pháp hỗ trợ tình huống này. Vậy em bé mấy tháng dùng địu được?

Những nhà có con nhỏ chắc hẳn ai cũng biết đến chiếc đai địu, chúng hỗ trợ ba mẹ trong suốt quá trình chăm trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết em bé mấy tháng dùng địu được hay sử dụng địu đúng cách là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Lợi ích của việc dùng địu là gì?

Trước khi tìm hiểu trẻ mấy tháng tuổi thì có thể dùng địu chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một số lợi ích khi bậc cha mẹ sử dụng địu nhé! 

  • Hỗ trợ quá trình chăm sóc bé: Khi sử dụng địu giúp bạn tiết kiệm được thời gian và có thể làm được nhiều việc khác. Khi sử dụng địu, các mẹ có thể biết được lúc nào con đói và cho con bú một cách dễ dàng. 
  • Trẻ sẽ khóc ít hơn: Theo một số nghiên cứu, trẻ nhỏ sẽ khóc ít hơn khi được địu vì địu mang lại cảm giác an toàn, ấm áp như được nằm trong lòng mẹ. Điều này giúp bé đỡ stress và cảm thấy thoải mái hơn.
  • Tránh được những biến dạng cột sống và sọ của trẻ: Hiện nay, nhiều chiếc địu thông minh ra đời có thể giúp bé giảm nguy cơ dị dạng cột sống. Địu trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển cột sống, xương sọ và cơ bắp một cách tự nhiên.

Ngày nay trên thị trường có rất nhiều các loại địu ra đời như địu võng, địu có ghế ngồi êm, địu vải... Mỗi loại có những ưu điểm riêng biệt về chất liệu, sự tiện ích hay giá cả. Tuy nhiên, sự phù hợp về lứa tuổi mới là điều quan trọng nhất. Vậy em bé mấy tháng dùng địu được?

Em bé mấy tháng dùng địu được? Một số lưu ý khi ba mẹ sử dụng địu 1Địu mang lại nhiều lợi ích trong quá trình chăm con của mẹ bỉm

Bé mấy tháng dùng địu được?

Dùng địu đem đến nhiều sự tiện ích, đặc biệt là đối với những cha mẹ bận rộn. Tuy nhiên không phải lứa tuổi nào của trẻ cũng dùng địu được.

  • Trẻ dưới 4 tháng tuổi: Em bé dưới 4 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển để trở nên cứng cáp hơn. Vì thế trong giai đoạn này, cha mẹ không dùng địu để địu bé vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như vẹo cột sống, biến dạng khung xương...
  • Trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi: Giai đoạn này, bé đã phát triển và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, tùy vào thể chất, sức khỏe... của từng trẻ mà bố mẹ nên cân nhắc sử dụng địu hay không. Bé dưới 6 tháng tuổi thì nên địu theo kiểu Kagaroo, vùng đầu và cổ của bé còn yếu ớt nên khi địu cha mẹ cần dùng tay để giữ đầu bé.
  • Trẻ từ 6 - 10 tháng: Ở lứa tuổi này cha mẹ có thể địu bé, tuy nhiên hãy xem xét sức khỏe của trẻ trước khi tiến hành địu để chắc chắn rằng khi địu sẽ không ảnh hưởng đến trẻ.
  • 10 tháng trở lên: Khi bé được 10 tháng trở lên, bố mẹ có thể địu bé sau lưng, đi xe đạp, xe máy. Tuy nhiên đối với những em bé có sức khỏe yếu như sinh non, nhẹ cân... thì không nên sử dụng hoặc bố mẹ hãy chọn những chiếc địu có tác dụng đỡ phần gáy của trẻ.

Chỉ nên địu bé tối đa 2 tiếng đồng hồ, không nên địu quá lâu. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương khớp của trẻ cũng như khi địu lâu sẽ khiến trẻ cảm thấy bức bối, khó chịu...

Em bé mấy tháng dùng địu được? Một số lưu ý khi ba mẹ sử dụng địu 2Câu hỏi bé mấy tháng dùng địu được là thắc mắc của nhiều hộ gia đình

Một số lưu ý khi ba mẹ sử dụng địu

Giữ khoảng cách cho bé được thở

Đối với trẻ sơ sinh, địu làm từ loại vải nào rất quan trọng. Mẹ nên chọn loại vải mềm nhất, để khi chạm vào da trẻ sẽ không thấy khó chịu và cáu gắt. Bên cạnh đó, khi địu ba mẹ cần chú ý quan sát bé, tránh tình trạng nghẹt thở. Hãy đảm bảo rằng mũi bé luôn được làm sạch và không bị ép chặt vào địu hoặc lồng ngực của người lớn.

Khi bé đã kiểm soát được đầu và cổ thì bạn đặt bé nằm sang một hướng và má của bé sẽ nằm trên ngực của bạn, điều này giúp bạn kiểm tra được tình trạng của bé dễ dàng hơn. 

Ngăn không cho trẻ trượt ra ngoài

Đảm bảo an toàn cho bé khi địu rất quan trọng, việc ngã từ một khoảng cách khá cao sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Vì thế, việc chọn địu có hỗ trợ phần đầu và cổ là rất cần thiết. Ngoài ra hãy chú quan sát bé cẩn thận khi di chuyển.

Dùng tay giữ em bé khi địu

Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng địu khi bạn chưa quen để đảm bảo trẻ sẽ được an toàn tuyệt đối. Nếu bạn là người mới dùng địu, hãy dùng một hoặc hai tay để giữ em bé để quen dần với việc cố định và đảm bảo các khóa, dây buộc đều an toàn. Khi đã quen với việc sử dụng địu thì bạn không cần dùng tay để giữ nữa.

Hỗ trợ đầu và cổ của trẻ

Đối với những em bé sơ sinh, chúng đang trong quá trình hoàn thiện cơ thể. Chính vì thế, phần đầu và cổ còn rất yếu và cần được hỗ trợ từ bố mẹ.

Việc sử dụng địu quá sớm là không cần thiết, nên đối với những trẻ dưới 4 tháng tuổi phụ huynh nên xem xét về việc dùng địu. Hãy để phần đầu và cổ của trẻ phát triển cho đến khi trẻ có thể tự làm chủ chúng và không cần nhận sự trợ giúp từ người lớn.

Bảo vệ phần hông của trẻ sơ sinh

Khi trẻ lên 4 tháng tuổi, phần hông của trẻ cũng đang trong quá trình phát triển. Vì thế, cần được cha mẹ chăm sóc và chú ý nhiều hơn. Việc sử dụng địu hở phần chân ra ngoài để trẻ có thể vận động tự do và phát triển phần hông một cách tự nhiên là rất quan trọng và cần thiết.

Em bé mấy tháng dùng địu được? Một số lưu ý khi ba mẹ sử dụng địu 3Bảo vệ phần hông của trẻ là giúp trẻ phát triển hệ xương khớp một cách tự nhiên nhất

Bên cạnh những lưu ý trên, bố mẹ hãy thường xuyên kiểm tra địu xem có bị mòn hay hư hỏng chỗ nào không, khóa và nút xem đã được cài an toàn chưa...

Những chiếc địu giúp giảm tải được phần nào nỗi lo chăm con của các gia đình khi có con nhỏ. Nhà thuốc Long Châu hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi em bé mấy tháng dùng địu được ở bài viết này. Theo dõi website của Nhà thuốc Long Châu để đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin