Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sức khỏe khi mang thai là điều rất nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, có nhiều chỉ số xét nghiệm cần phải chú ý. Liệu FT4 giảm khi mang thai có nguy hiểm không? Chỉ số này thể hiện điều gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
Trong quá trình mang thai, người mẹ phải thực sự chú tâm đến sức khoẻ của mình bởi bất kì vấn đề nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trong 9 tháng 10 ngày thai nghén, người mẹ cần thường xuyên thăm khám sức khoẻ và có những xét nghiệm cần thiết để theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi. FT4 là một trong những chỉ số đáng để quan tâm. Vậy FT4 giảm khi mang thai thể hiện điều gì?
Thyroxin hay còn biết đến là T4 là hormon cơ bản của tuyến giáp. T4 chỉ được sản xuất duy nhất ở tuyến giáp và quá trình sản xuất được điều chỉnh bởi hormone TSH của tuyến yên. T4 trong máu được lưu hành dưới hai thể: Thể liên kết với protein và thể tự do FT4. Đặc biệt FT4 không phụ thuộc vào sự thay đổi của protein nên nồng độ FT4 đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán về rối loạn tuyến giáp.
Trước khi quan tâm đến thông tin FT4 giảm khi mang thai, ta cần hiểu rõ về ý nghĩa xét nghiệm FT4. Thực chất xét nghiệm FT4 và TSH sẽ đưa ra một kết quả chính xác về chức năng tuyến giáp ở cơ thể. Khi cơ thể có sự thay đổi như tăng hoặc giảm cân đột ngột, mắt lồi, hay đau cơ, đau khớp, cảm thấy mệt mỏi, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm xét nghiệm các chỉ số này.
Tóm lại khi nhắc đến FT4, đây là chỉ số liên quan đến tuyến giáp. Khi có triệu chứng bất thường như tăng hay giảm sản xuất hormone tuyến giáp, bạn phải thực hiện các kiểm tra cần thiết để tầm soát bệnh tuyến giáp để điều trị kịp thời nếu không may mắc bệnh.
Nồng độ FT4 giảm thường gặp trong bệnh nhiễm amyloid, viêm tuyến giáp Hashimoto, suy giảm chức năng tuyến giáp hay xơ cứng bì. Vậy khi mang thai, nếu FT4 giảm thì chứng tỏ thai phụ đang có khả năng cao bị suy giáp.
Suy giáp khi mang thai rất phổ biến và thường bị nhiều người bỏ qua bởi các triệu chứng rất mờ nhạt. Đặc biệt có một số triệu chứng của suy giáp dễ bị nhầm lẫn với trầm cảm:
FT4 giảm khi mang thai kết hợp cùng nồng độ TSH giảm, điều này đồng nghĩa với việc bạn đang bị suy giáp. Suy giáp khi mang thai sẽ khiến người mẹ sẽ trở nên chậm chạp, hay buồn ngủ. Ngoài ra thai phụ lúc này rất dễ thiếu máu, đau cơ và có khả năng cao gặp các biến chứng thai sản như tiền sản giật, chảy máu nhiều sau đẻ.
Bên cạnh các ảnh hưởng với sức khoẻ người mẹ, khi bị suy giáp, thai nhi có thể cũng bị suy giáp như người mẹ. Đặc biệt hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng trong phát triển não bộ nên nếu bé bị suy giáp bẩm sinh thì thường sẽ không được lanh lợi khi trưởng thành. Ngoài ra với căn bệnh này, bánh rau là nơi truyền dinh dưỡng từ mẹ sang con sẽ gặp bất thường nên cân nặng của trẻ sẽ nhẹ đi, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng khi vừa sinh ra.
Sau khi giải đáp được thắc mắc về chỉ số FT4 giảm khi mang thai, thì bạn cần quan tâm đến cách điều trị bệnh sao cho hiệu quả.
Việc điều trị suy giáp khi mang thai cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ:
Như đã đề cập ở trên, mẹ bầu suy giáp cần phải có chế độ dinh dưỡng thật phù hợp:
Để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé nhưng không làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, tốt hơn hết là mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng trong việc xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì thế nên để phòng bệnh suy giáp, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
Ngoài ra để quá trình mang thai được khỏe mạnh cho cả mẹ và bé, mẹ bỉm cần tránh căng thẳng, stress trong thời gian dài. Cần duy trì lối sống lành mạnh như ngủ đủ giấc, thường xuyên tập luyện thể thao và thăm khám sức khỏe định kỳ.
Trên đây là những chia sẻ về FT4 giảm khi mang thai. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về bệnh suy giáp khi mang thai và có cho mình sự chuẩn bị cần thiết để phòng bệnh. Hãy cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích nhé!