Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong những dạng gãy xương thường gặp nhất, không thể không kể đến gãy xương cổ tay. Việc nhận biết sớm tình trạng gãy xương cổ tay sẽ giúp quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao hơn, di chứng cũng được hạn chế tối đa.
Chấn thương là điều không ai mong muốn, tuy nhiên khi bị gãy xương, cụ thể hơn là gãy xương cổ tay thì người bệnh cần có cách nhận biết gãy xương cổ tay chính xác, từ đó có sơ cấp cứu và chữa trị thích hợp khi đến bệnh viện.
Tình trạng gãy xương cổ tay là sau khi gặp chấn thương, va chạm hoặc đập mạnh, phần xương ở cổ tay có dấu hiệu bị gãy gấp hoặc nứt vỡ nghiêm trọng, dẫn đến đau đớn. Khi bị gãy xương cổ tay tức là bạn có thể bị gãy một hoặc nhiều xương ở cổ tay. Phổ biến nhất vẫn phải kể đến nguyên nhân gây gãy xương cổ tay là chống tay khi ngã, té từ trên cao xuống, khiến cổ tay chịu lực vượt quá giới hạn và gãy xương.
Nguyên nhân phổ biến gây gãy xương cổ tay là do té ngã
Bất kể đối tượng nào đều có nguy cơ bị gãy xương cổ tay, tuy nhiên, có những trường hợp có khả năng cao hơn hẳn, điển hình là những người chơi thể thao, nhất là những bộ môn va chạm nhiều, khả năng té ngã cao, sử dụng cơ tay, cổ tay nhiều như bóng rổ, bóng chày, cầu lông,... Ở người già, người lớn tuổi, xương lão hóa, giòn, dễ gãy, loãng xương cũng là nhóm đối tượng nguy cơ cao bị gãy xương cổ tay.
Cũng giống như những dạng gãy xương khác, gãy xương cổ tay cũng có nhiều loại, từ nặng đến nhẹ và được phân loại như sau:
Ngoài cách phân loại gãy xương cổ tay này ra còn có nhiều dạng gãy xương khác. Tình trạng gãy xương cổ tay sẽ chỉ được xác định khi bệnh nhân đi thăm khám, xét nghiệm và kiểm tra lâm sàng tại bệnh viện uy tín, mọi nhận định thông qua bên ngoài chỉ là dấu hiệu nhận biết, cần được kiểm chứng lại một cách kỹ càng.
Trước khi đến với cách nhận biết gãy xương cổ tay, chúng ta hãy cùng điểm sơ qua một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến trạng thái gãy xương cổ tay nhé:
Cần đến bệnh viện kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bất thường ở cổ tay
Hiểu được cách nhận biết gãy xương cổ tay sẽ giúp bạn xác định nhanh hơn vấn đề xảy ra ở cổ tay (nếu có), tránh chủ quan dẫn đến khả năng bị nhiễm trùng, hoạt tử hoặc thậm chí là di chứng lâu dài về sau. Cách nhận biết gãy xương cổ tay cũng không quá phức tạp, gồm những dấu hiệu sau:
Khi đến bệnh viện để kiểm tra gãy xương cổ tay, đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi han, khám lâm sàng cho bệnh nhân thông qua một số câu hỏi phổ biến như bạn bị đau ở đâu, vì sao, có té ngã hay va đập thời gian gần đây không,... Sau khi đã xác định được vấn đề, các kiểm tra tiếp theo sẽ cho thấy tình trạng, mức độ gãy xương cổ tay rõ, chính xác hơn.
Chụp X-quang: Phương pháp luôn có mặt khi kiểm tra các vấn đề về xương khớp, hỗ trợ xác định vùng bị thương và hiện trạng vết thương;
Chụp cắt lớp: Hay còn được gọi với các tên khác là chụp CT. Phương pháp này được chỉ định thực hiện khi chụp X-quang không cho thấy hết được vùng tổn thương, tránh bỏ sót chấn thương ở cổ tay cũng như mô mềm xung quanh, nếu có;
Chụp MRI: Là công nghệ ứng dụng sóng từ trường tạo ra từ các nam châm điện khổng lồ để cho thấy hình ảnh chi tiết nhất của cổ tay. Ngoài dùng để quan sát tình trạng xương, công nghệ MRI còn được dùng để nhận định, chẩn đoán tổn thương ở mô mềm quanh vết thương gãy xương cổ tay. Hiện nay, đây là cách kiểm tra cho kết quả chính xác nhất. Khắc phục được nhược điểm của chụp X-quang và chụp cắt lớp, đồng thời có tính ứng dụng rất cao, an toàn, dễ sử dụng để chẩn đoán bệnh lý.
Cổ tay đau nhức và biến dạng là cách nhận biết gãy xương cổ tay
Tóm lại, gãy xương cổ tay không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nên khi bị thương, bạn hãy cố gắng bình tĩnh, kiểm tra, cố định cổ tay và gọi người giúp đỡ hoặc gọi đến cấp cứu 115 để được hỗ trợ sơ cấp cứu kịp thời, hiệu quả, nhanh chóng.
Xem thêm: Bị gãy xương cổ tay bao lâu thì lành?
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...