Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Gãy xương đòn 2 tháng có liền được không?

Ngày 09/08/2022
Kích thước chữ

Một trong những loại chấn thương thường gặp hiện nay đó là gãy xương đòn vai. Việc gãy xương đòn 2 tháng có liền được không sẽ phụ thuộc vào phương pháp điều trị và cơ địa của mỗi người.

Gãy xương đòn 2 tháng liền được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, thời gian lành của xương đòn vai sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Mức độ nghiêm trọng của xương gãy, độ tuổi, phương pháp điều trị. Chính vì vậy, nhà thuốc Long Châu đã có những chia sẻ cụ thể về vấn đề này trong bài viết sau. 

Tổng quan tình trạng gãy xương đòn vai

Xương đòn (thường được gọi là xương quai xanh) nằm ở giữa xương ức với xương bả vai. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường hoặc sờ thấy vị trí xương đòn. Gãy xương đòn là dạng tổn thương thường gặp, phổ biến nhất là ở trẻ em và người dưới 25 tuổi. Bên cạnh đó, tình trạng này còn gặp phải ở những người lớn tuổi do mật độ xương suy yếu. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng gãy xương đòn vai có thể để đến bao gồm: 

  • Va chạm mạnh trong quá trình chơi các môn thể thao mạnh như: bóng đá, bóng bầu dục, đua xe đạp, bóng rổ, trượt ván…
  • Tai nạn giao thông, tai nạn trong quá trình lao động.
  • Trẻ em trong quá trình vui chơi, chạy nhảy bị va đập ở phần vai.
Gãy xương đòn 2 tháng có liền được không 1 Gãy xương đòn là chấn thương thường gặp ở vùng xương vai

Gãy xương đòn 2 tháng có liền được không?

Bị gãy xương đòn 2 tháng có liền được không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Vậy bị gãy xương đòn bao lâu thì lành? Các chuyên gia xương khớp cho biết, thời gian hồi phục xương đòn bị gãy sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điển hình nhất là mức độ nghiêm trọng của vết gãy, phương pháp điều trị, độ tuổi và cách chăm sóc của người bệnh. 

Thông thường, xương đòn bị gãy sau 2 tháng có thể liền lại. Tuy nhiên, người bệnh cần phải khám bác sĩ để tránh các trường hợp chậm liền xương hay xương không liền. 

Đối với những trường hợp gãy xương nhẹ, người bệnh chỉ cần tiến hành điều trị bảo tồn, đeo đai cố định số 8 và phục hồi chức năng. Trong trường hợp gãy xương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mạch máu, thủng màng phổi thì sẽ phải phẫu thuật, thời gian hồi phục kéo dài từ 3 - 4 tháng. 

Gãy xương đòn 2 tháng có liền được không 2 Thời gian liền xương sẽ phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của vết gãy

Ngoài ra, thời gian liền xương bị gãy còn phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh. Nhiều chuyên gia cho biết, độ tuổi càng ít thì tốc độ tự hồi phục của xương càng nhanh. Theo một vài nghiên cứu, thời gian liền xương đòn vai bị gãy cơ bản của từng đối tượng cụ thể như:

  • Trẻ dưới 8 tuổi: Trung bình sau 4 – 5 tuần, xương đòn bị gãy sẽ liền lại. 
  • Trẻ lớn từ 8 - 15 tuổi: Xương đòn bị gãy sẽ mất khoảng 1 - 2 tháng để hồi phục.
  • Người trưởng thành: Có thể mất khoảng 2 - 3 để xương đòn bị gãy có thể lành lại.
  • Người cao tuổi: Thời gian xương hồi phục của người cao tuổi sẽ lâu hơn, có thể từ 3 - 4 tháng.

Gãy xương đòn cần làm gì để giúp nhanh khỏi?

Gãy xương đòn vai không phải loại chấn thương quá nghiêm trọng nhưng cần được kiểm tra và điều trị kịp thời. Để hỗ trợ quá trình liền xương diễn ra nhanh hơn, người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau:

Tuân theo chỉ định của bác sĩ

Đội ngũ bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của vết gãy. Từ đó đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Người bệnh có thể sử dụng thuốc, sử dụng dụng cụ hỗ trợ, điều trị vật lý trị liệu và điều trị phẫu thuật. Trong thời gian này, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, đừng quên tái khám để bác sĩ theo dõi tiến độ phục hồi của xương. 

Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng sau khi bị gãy xương đòn là việc cần thiết giúp thúc đẩy quá trình liền xương cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định những loại bài tập khác nhau, phù hợp với từng bệnh nhân. 

Gãy xương đòn 2 tháng có liền được không 3 Phục hồi chức năng giúp thúc đẩy quá trình hồi phục xương đòn bị gãy

Điều chỉnh tư thế

Duy trì tư thế của cơ thể đúng và phù hợp sẽ giúp thúc đẩy quá trình liền xương và ngăn ngừa phát sinh rủi ro trong thời gian hồi phục. Khi ngủ, người bệnh nên nằm ở tư thế ngửa, nghiêng về một chút phía xương không bị thương. Tư thế này giúp giải phóng áp lực đè nén của cơ thể lên xương đòn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng gối mềm để hỗ trợ kê dưới vai và cánh tay giúp giảm bớt áp lực. 

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống góp phần rất quan trọng trong quá trình phục hồi của xương đòn gãy. Người bệnh khi bổ sung đầy đủ dưỡng chất, thức ăn giàu vitamin sẽ giúp xương chắc khỏe và nhanh liền. Đồng thời, hạn chế ăn các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều đường, bia rượu, trà đặc, cà phê… vì có thể ảnh hưởng đến khả năng hồi phục tự nhiên của xương. 

Hy vọng bài viết này đã giải đáp rõ thắc mắc gãy xương đòn 2 tháng có liền được không. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và quá trình hồi phục của xương, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám và nghiêm túc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:gãy xương