Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Về cơ bản, biến chứng sau phẫu thuật gãy xương không thể loại trừ hoàn toàn. Tuy nhiên nếu bạn trang bị đủ kiến thức nền, tuân thủ đúng khuyến cáo của người điều trị thì rủi ro này sẽ được hạ xuống mức thấp nhất.
Biến chứng sau phẫu thuật gãy xương là điều không ai mong muốn nhưng vì nhiều lý do, chúng vẫn có thể xảy ra. Tùy mức độ nghiêm trọng mà vấn đề sức khỏe này sẽ biểu hiện bằng các dấu hiệu tại chỗ (điểm sang chấn) hoặc ảnh hưởng trên phạm vi toàn cơ thể.
Phẫu thuật kết hợp xương là phương pháp sử dụng công nghệ và thiết bị chuyên dụng để kết nối các xương nứt gãy lại với nhau nhằm điều chỉnh xương về kết cấu như ban đầu (tư thế giải phẫu).
Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp gãy xương nặng, nứt vỡ thành nhiều mảnh, độ di lệch cao và có thể đi kèm trật khớp. Về cơ bản, phẫu thuật kết hợp xương có hiệu quả điều trị cao, được áp dụng phổ biến từ bệnh viện tuyến huyện tới trung ương. Và nếu thực hiện theo quy chuẩn, chăm sóc phục hồi đúng cách thì chúng thường ít để lại biến chứng.
Để kết hợp các xương bị đứt gãy, người ta có thể sử dụng 1 trong 3 phương pháp:
Như đã nhắc đến ở trên, phẫu thuật kết nối xương thường ít để lại biến chứng. Tuy nhiên điều này không phải là không thể xảy ra và trong giai đoạn hậu phẫu, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng cơ bản sau:
Đây là biến chứng khó tránh khỏi nhưng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Việc đụng chạm dao kéo đương nhiên sẽ tác động lên các thụ quan tiếp nhận cảm giác đau và chúng phát ra tín hiệu này nhằm mục đích bảo vệ cơ thể. Cơn đau đến từ hai căn nguyên chính, một là sự kết hợp xương, hai là do vết mổ. Chúng biểu hiện rõ ràng nhất trong 24 giờ đầu, đặc biệt là khi thuốc gây mê/gây tê hết tác dụng. Nhìn chung cơn đau sẽ thuyên giảm dần và thường kéo dài không quá 72 giờ.
Chảy máu sau mổ là một hiện tượng sinh lý bình thường. So với các vết thương nhỏ, phạm vi ảnh hưởng của vết mổ thường sâu và rộng hơn nên mặc dù đã sử dụng thêm các loại thuốc hỗ trợ, quá trình cầm máu vẫn diễn ra chậm hơn so với bình thường. Theo đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà vết mổ sẽ cầm máu sau 1 - 2 ngày. Tuy nhiên sẽ vẫn có hiện tượng chảy dịch trong 1 tuần sau đó. Và nếu người bệnh cử động mạnh, gây nứt vết thương thì hiện tượng trên có thể tái diễn.
Sưng phù có thể phát sinh các mạch máu bị chèn ép trong quá trình phẫu thuật, từ đó làm cản trở lưu thông. Bên cạnh đó, đây cũng là biểu hiện bên ngoài của tình trạng bội nhiễm do sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây hại trên vết thương. Biến chứng trên thường đi kèm hiện tượng mưng mủ và nếu không xử trí kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, người bệnh thường được kê thuốc kháng sinh dùng trong thời gian dài. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Ngoài cách liệt kê nói trên, các chuyên gia y tế còn phân loại biến chứng dựa vào khu vực và phạm vi tác động của chúng, cụ thể như sau:
Để phòng ngừa và giảm triệt để nguy cơ biến chứng sau điều trị gãy xương bằng phẫu thuật thì người bệnh cần lưu ý đến một số điều sau:
Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Nhà thuốc Long Châu về biến chứng sau phẫu thuật gãy xương. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên, người bệnh có thể chặn đứng mọi nguy cơ để nhanh chóng phục hồi thể lực sau điều trị. Trân trọng!
Xem thêm: Gãy xương ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.