Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương bàn chân là một trong những chấn thương vô cùng phổ biến tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì hầu hết đều không để lại ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Ngoài việc điều trị, quá trình tập đi sau gãy xương bàn chân cũng đóng vai rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng xương chân.
Sau thời gian dài cố định xương bàn chân để điều trị, giúp xương mau lành hơn thì bàn chân người bệnh dường như đã hạn chế chức năng đi lại hơn so với trước. Vì vậy mà tập đi sau gãy xương bàn chân được nhiều bác sĩ khuyến cáo không nên bỏ qua.
Trước khi tìm hiểu về quá trình, cách thức tập đi sau gãy xương bàn chân thì thời gian thích hợp để tập đi sau chấn thương, khi nào gãy xương bàn chân bình phục là điều cần thiết. Bởi nếu bệnh nhân tập đi quá sớm hoặc quá muộn đều gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục chức năng xương bàn chân.
Vậy tập đi sau gãy xương bàn chân như thế nào? Khi nào bắt đầu tập đi được? Thông thường, người bị gãy xương bàn chân sẽ mất trung bình từ 6 - 8 tuần để xương liền đối với trường hợp cố định bằng nẹp hoặc bó bột. Tuy nhiên, thực tế không phải ai bị gãy xương cũng vậy, thời gian cụ thể còn tùy thuộc vào tốc độ liền xương cũng như tình trạng gãy xương trước đó.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập đi sau gãy xương bàn chân
Khi xương bắt đầu liền lại, bệnh nhân có thể sử dụng nạng để chống, tập đi lại nhẹ nhàng nhưng cần tránh tác động quá nhiều lực lên chân bị thương. Trong trường hợp gãy xương nặng, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về tập đi sau gãy xương bàn chân, tránh gây ra biến chứng không mong muốn.
Tóm lại, để biết tình trạng gãy xương bàn chân của mình bao lâu thì đi lại được, người bệnh cần thực hiện tái khám thường xuyên, định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ để biết chính xác thời gian thích hợp để tập đi sau gãy xương bàn chân.
Ngoài việc lưu tâm đến vấn đề tập đi sau gãy xương bàn chân, người bệnh cũng cần chú ý đến một số biện pháp khắc phục nhanh tình trạng đau đớn, khó chịu xảy ra ở vết thương trong quá trình tập luyện. Sau đây là một số cách giúp bạn phục hồi xương bàn chân nhanh chóng hơn, giảm đau nhức một cách hiệu quả:
Chườm lạnh vết thương: Phương pháp chườm lạnh là cách rất tốt để làm giảm đau nhức nhanh chóng, không gây ảnh hưởng đến xương bàn chân trong quá trình làm lành. Bạn lưu ý chườm đá đúng cách, nên sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc bọc đá lạnh vào khăn lông mềm mại, tuyệt đối không chườm trực tiếp đá lên chân nhé.
Nghỉ ngơi nhiều hơn: Người bị gãy xương bàn chân cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi lại sức sau quá trình điều trị cố định, phẫu thuật. Sau 24 - 72 giờ đầu, tốt nhất nên kê cao bàn chân bị thương lên trên vị trí so với tim để quá trình lưu thông máu được tốt hơn, hạn chế phù nề, sưng chân.
Người bệnh cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng sau khi gãy xương bàn chân
Vận động nhẹ nhàng: Theo như các chuyên gia cho biết, người bệnh gãy xương bàn chân nên tự tập luyện nhẹ nhàng, tập đi sau gãy xương bàn chân sớm để cổ chân, mắt cá chân được vận động, hạn chế tê bì, tế cứng khớp sau thời gian dài không hoạt động. Ngoài ra, vận động sớm còn giúp thúc đẩy xương chân nhanh liền hơn nữa đấy.
Đối với người bị gãy xương bàn chân, không phải cách vận động nào cũng tốt cho khớp. Bạn cần chọn lựa hoạt động một cách đúng đắn, phù hợp với xương chân để hạn chế là di lệch phần xương gãy. Một số cách vận động người bệnh có thể tham khảo như:
Như đã nói ở trên, với người bị gãy xương bàn chân nói riêng và người bị chấn thương xương ở chân nói chung, việc tập đi sau gãy xương bàn chân đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cấu trúc cũng như chức năng xương.
Xương bàn chân, bàn chân là bộ phận chịu trọng lượng của cả cơ thể nên nếu xương bàn chân yếu sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là với việc đi lại, vận động và xa hơn là cuộc sống, sinh hoạt, công việc hàng ngày của người bệnh.
Cũng vì điều này mà quá trình tập đi sau gãy xương bàn chân được đánh giá cao, nhiều bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân của mình nên thực hiện tập đi sau gãy xương bàn chân để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nhưng không phải tập đi như thế nào cũng đúng, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc khi tập đi sau gãy xương bàn chân nếu không muốn chấn thương diễn biến xấu, để lại nhiều di chứng lên sức khỏe. Về dụng cụ để tập đi, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng nạng hoặc ủng chuyên dụng để tiến hành tập luyện an toàn.
Sử dụng nạng khi tập đi sau chấn thương giúp giảm lực lên chân
Bệnh nhân sử dụng 2 nạng với mục đích là nâng đỡ phần nào trọng lượng cơ thể, tránh tạo áp lực lên chân bị thương. Nạng giúp bệnh nhân khi đi sẽ dựa vào chân trụ (chân không bị thương) nhiều hơn, chân bị thương chỉ nhẹ nhàng đi lại.
Đối với trường hợp người bệnh chỉ sử dụng 1 nạng, điều này rất thường gặp, khi bệnh nhân có thể dựa tốt vào chân trụ để tập đi mà không cần dùng đến 2 nạng. Tuy nhiên, việc tập đi sau gãy xương bàn chân lâu ngày bằng 1 nạng có thể làm cho phần xương chậu bị lệch sang 1 bên, khiến trục cơ thể bị nghiêng và mất cân đối.
Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc sử dụng nạng, khó đi hoặc đau nhiều khi di chuyển có thể đổi sang sử dụng khung tập đi với thiết kế vững chãi hơn, dễ giữ thăng bằng hơn mà vẫn giúp người bệnh tập đi rất tốt.
Với những chia sẻ trên đây về cách tập đi sau gãy xương bàn chân, lưu ý khi tập đi, mong rằng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc, từ đó chăm sóc người bệnh tốt hơn. Ngoài tập đi, trong quá trình điều trị gãy xương bàn chân, bệnh nhân cũng nên thường xuyên massage chân để tăng lưu thông máu, hạn chế tê bì, sưng phù chân nhé.
Xem thêm: Bệnh nhân gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được?
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.