Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Quá trình liền xương sau khi gãy và những điều cần biết

Ngày 25/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Quá trình liền xương sau khi gãy dài hay ngắn, tốc độ phục hồi của xương ở mỗi người là khác nhau. Có rất ít trường hợp xương không liền sau khi gãy nên với những trường hợp bị gãy xương, bệnh nhân không nên quá lo lắng.

Xương sau khi gãy có khả năng chữa lành và liền lại, tốc độ liền xương nhanh nhất là ở trẻ em. Xương có thể chỉ cần vài tuần hậu chấn thương để bắt đầu liền lại. Để hiểu rõ hơn về quá trình liền xương sau khi gãy, Nhà thuốc Long Châu mời bạn theo dõi bài viết sau.

Quá trình liền xương sau khi gãy

Ngay sau khi xương bị gãy, vị trí xương gặp chấn thương sẽ diễn ra quá trình liền xương một cách tự nhiên và có độ phức tạp cao. Nhìn chung, quá trình liền xương sau khi gãy có thể được chia thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm khác nhau và có sự chồng chéo nhất định.

Giai đoạn hình thành máu tụ sau khi gãy xương (thường từ ngày 1 – 5)

Quá trình liền xương sau khi gãy bắt đầu từ giai đoạn hình thành khối máu tụ sau khi xương bị gãy. Khi này, các mạch máu sẽ cung cấp đến xương và màng xương các chất dinh dưỡng, dẫn đến máu tụ xung quanh vị trí bị gãy xương và khối máu đông cứng lại tạo nên khung đỡ tạm thời cho xương trong quá trình liền xương sau khi gãy.

Quá trình liền xương sau khi gãy và những điều cần biết 1
Quá trình liền xương sau khi gãy bắt đầu từ giai đoạn hình thành máu tụ quanh vị trí gãy

Giai đoạn hình thành mô sẹo sợi sụn ở xương (thường từ ngày 5 – 11)

Ở giai đoạn này, các chất hóa học, sinh học được kích thích hình thành nhanh chóng hơn gây tăng sinh mạng lưới các mao mạch ở vị trí xương gãy. Bên cạnh đó, khối máu tụ trước đó tại vị trí này và các mô hạt giàu fibrin phát triển mạnh hơn, cùng với tế bào gốc để hình thành nguyên bào sợi, nguyên bào sụn và nguyên bào xương. Do đó mà màng xương được hình thành và tái tạo, lan dần.

Giai đoạn hình thành mô sẹo xương (thường từ ngày 11 – 18)

Mô sụn hình thành và được kích hoạt biệt hóa để hình thành nguyên bào sụn và các nguyên bào xương, tế bào xương. Khi này lớp mô sẹo sụn được hấp thụ lại và vôi hóa dần hình thành lớp mô xương cứng hơn, vôi hóa từng bước trưởng thành trong quá trình liền xương sau khi gãy.

Giai đoạn tu sửa xương (thường từ ngày thứ 18 kéo dài đến vài tháng hoặc cả năm)

Tiến đến giai đoạn này của quá trình liền xương sau khi gãy, các nguyên bào xương cùng với các tế bào hủy cốt bào giúp lớp xương cứng cuối cùng dẫn được liền lại và hoàn thiện. Quá trình liền xương sau khi gãy này có trung tâm mô xương cuối cùng là khối xương đặc và các cạnh xung quanh được thay thế bằng các lớp xương phiến.

Trên đây là 4 giai đoạn trong quá trình liền xương sau khi gãy giúp bạn nắm được từng mốc thời gian nhất định để có cách chăm sóc, hỗ trợ thích hợp nhằm hỗ trợ tăng tốc độ liền xương.

Quá trình liền xương sau gãy mất bao lâu?

Theo các nhà khoa học, xương người cần từ 6 – 12 tuần để quá trình liền xương sau khi gãy có thể hoàn thiện ở mức độ ban đầu. Thời gian này không giống nhau ở mỗi người, có trường hợp lâu hơn và có trường hợp xương liền nhanh hơn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Nhưng nhìn chung, xương của trẻ em có tốc độ liền nhanh hơn xương của người lớn. Trong khi đó, xương người cao tuổi là liền chậm nhất trong các trường hợp bị gãy xương. Bên cạnh yếu tố tuổi tác thì thời gian liền xương sau gãy cũng phụ thuộc tính chất, vị trí, mức độ và cách chữa trị gãy xương cụ thể.

Theo các bác sĩ chấn thương chỉnh hình, mỗi lần thăm khám trong quá trình liền xương sau khi gãy, bác sĩ cần đánh giá tốc độ, quá trình xương liền và hiệu quả của phương pháp điều trị tương ứng. Nếu ghi nhận xương chậm liền hoặc có biến chứng cần can thiệp xử lý kịp thời.

Quá trình liền xương sau khi gãy và những điều cần biết 2
Thời gian phục hồi xương tùy thuộc vào phương pháp điều trị, vị trí xương bị gãy,...

Xương liền chậm là do đâu?

Khi tìm hiểu về quá trình liền xương sau khi gãy, nhiều chuyên gia nhận thấy ở một số trường hợp nhất định, tốc độ liền của xương khá chậm. Tình trạng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm:

  • Mức độ di lệch của xương cũng như các mảnh xương vụn quanh mô mềm gây cản trở việc lưu thông máu mang dưỡng chất đến xương.
  • Người bệnh hút thuốc nhiều khiến mạch máu co lại và hạn chế lưu thông máu.
  • Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
  • Người đang dùng một số loại thuốc như corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch.
  • Người bị gãy xương nặng, mức độ gãy xương khá phức tạp.
  • Người cao tuổi.
  • Vị trí xương gãy để lại vết thương bị nhiễm trùng.
  • Dinh dưỡng không đảm bảo hoặc cơ thể giảm hấp thu các chất.
  • Hàm lượng canxivitamin D trong máu khá thấp.

Nên làm gì để xương liền sau khi gãy?

Tất cả các vị trí xương bị gãy đều có quá trình liền xương sau khi gãy tương tự nhau, tốc độ liền xương cũng vậy. Kể cả khi xương gãy rời hoặc mất một phần do phẫu thuật, cơ chế tự nhiên của xương cũng giúp xương có khả năng liền lại sau quá trình chữa trị.

Quá trình liền xương sau khi gãy là kết quả của các nguyên bào sợi, nguyên bào sụn và nguyên bào xương tại vị trí xương bị gãy. Tại cùng 1 khu vực xương gãy nhưng quá trình liền xương không diễn ra theo thứ tự, thay vào đó là đan xen, thống nhất với nhau.

Tuy nhiên, quá trình liền xương sau khi gãy cũng có tính ổn định so với cấu trúc ban đầu. Điều này có nghĩa là xương sau khi liền có khả năng về lại cấu trúc, hình dạng ban đầu nếu được cố định đúng chỗ. Quá trình tu sửa hoàn thiện của xương có thể diễn trong vài tháng hoặc thậm chí là một năm, tùy theo tốc độ chữa lành và chăm sóc cơ thể sau gãy xương, chế độ dinh dưỡng, độ tuổi, mức độ gãy của xương,…

Quá trình liền xương sau khi gãy và những điều cần biết 3
Bổ sung thêm canxi, vitamin D giúp thúc đẩy quá trình liền xương sau khi gãy

Chính vì vậy, để hỗ trợ quá trình liền xương sau khi gãy nhanh hơn, xương chắc khỏe và mau lành, bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, trong đó quan trọng nhất là canxi và vitamin D. Tránh vận động trong thời gian đầu bị gãy xương để xương được cố định đúng vị trí và liền lại hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin về quá trình liền xương sau khi gãy mà Nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến bạn đọc, mong rằng đã giúp bạn giải đáp được một số câu hỏi về vấn đề này. Khi bị gãy xương ở bất cứ vị trí nào người bệnh cũng nên thăm khám, tái khám đều đặn và thực hiện chế độ ăn uống đủ chất, chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm