Ghee là gì? Thành phần dinh dưỡng của bơ ghee và cách bảo quản
Ngày 27/03/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Từ lâu, ghee luôn là một món ăn chính trong nền ầm thực của Ấn Độ và nó đang dần phổ biến hơn ở nhiều khu vực khác. Một số người sử dụng ghee như một loại thực phẩm để thay thế cho các loại bơ thông thường khác bởi những lợi ích mà nó mang lại. Vậy ghee là gì?
Ghee là một lựa chọn thích hợp cho những đối tượng mong muốn sử dụng các sản phẩm chế biến từ sữa nhưng lại bị dị ứng với casein và lactose. Vậy ghee là gì? Những chất đinh dưỡng nào có trong ghee? Cần lưu ý những gì khi sử dụng ghee? Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp những vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!
Ghee là gì?
Ghee là gì? Là một loại bơ có chứa nhiều chất béo hơn so với các loại bơ thông thường và tồn tại dưới dạng rắn do đã được thanh lọc và loại bỏ bớt cặn sữa khô cũng như nước. Do đó, ghee có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vài tuần mà không cần phải làm lạnh. Ngoài ra, ghee cũng được biết đến là một trong những thực phẩm rất phù hợp cho những người dị ứng với thành phần lactose hoặc casein có trong sữa.
Bơ ghee có nguồn gốc từ nền văn hóa - ẩm thực của Ấn Độ cổ đại và nền y học Ayurvedic. Loại bơ này ít bị hư hỏng trong thời tiết nóng nên được người dân Ấn Độ và Pakistan sử dụng qua hàng ngàn năm.
Ngày nay, bơ ghee được sử dụng khá phổ biến tại các tiểu lục của Ấn Độ, Trung Đông và Đông Nam Á. Thậm chí, nó còn được sử dụng trong ngành y học cổ truyền và các nghĩ lễ của tôn giáo.
Như vậy, ghee là một sản phẩm biểu tượng cho sự hoà quyện đa chiều giữa ẩm thực, tôn giáo và sức khoẻ. Đồng thời, bơ ghee cũng góp phần làm nên cốt nõi của một nền văn hoá trong nhiều cộng đồng trên thế giới, đặc biệt là đối với Ấn Độ.
Thành phần dinh dưỡng của ghee như thế nào?
Chắc hẳn bạn đọc đã có lời giải đáp cho thắc mắc ghee là gì trong phần trên của bài viết. Tiếp theo đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ về thành phần dinh dưỡng có trong loại bơ này nhé!
Theo đó, thành phần chính của ghee là chất béo, cao hơn so với các loại bơ khác. Do vậy, nguồn năng lượng có trong bơ ghee chủ yếu đến từ chất béo. Cụ thể, trong khoảng 15gram (khoảng một muỗng canh) có chứa:
So với các loại bơ thông thường, ghee có nhiều ưu điểm hơn. Ghee không chỉ là một nguồn chất béo đa dạng mà có chứa hàm lượng chất acid linoleic liên hợp (CLA) dồi dào hơn so với các loại bơ khác. CLA được xem là một chất béo không bão hòa đa mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nên nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học.
Theo các nhà khoa học, CLA có khả năng giúp làm giảm lượng chất béo có trong cơ thể một cách hiệu quả. Chẳng hạn, theo kết quả nghiên cứu được tiến hành trong vòng 6 tháng cho thấy, khi tiêu thụ 3,2gram CLA mỗi ngày sẽ làm giảm được một lượng mỡ trong cơ thể người hiệu quả hơn so với việc sử dụng giả dược. Điều này chứng minh rằng ghee không chỉ là một thành phần tạo ra các món ăn ngon mà còn giúp cải thiện sức khoẻ hiệu quả.
Bên cạnh đó, Acid butyric cũng là một thành phần đáng chú ý có trong ghee. Acid butyric là một chất béo không bão hoà cùng loại với các chất béo bão hòa chuỗi ngắn khác. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, Acid butyric mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và tăng cường cho sức khỏe cho hệ tiêu hoá. Bởi hoạt chất này giúp duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường ruột, từ đó làm giảm nguy cơ viêm loét đường tiêu hoá.
Ngoài ra, ghee là một sản phẩm dinh dưỡng rất an toàn đối với những người bị dị ứng với các thành phần có trong sữa như đường lactose hoặc casein. Bởi trong ghee không có chứa lactose và casein nên sẽ giúp cho những đối tượng nhạy cảm với chúng không gặp phải các vấn đề về tiêu hoá hay khó chịu khi sử dụng bơ ghee.
Nhìn chung, ghee là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng nhờ có chứa chất béo bão hòa. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ghee phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người có chỉ số cholesterol LDL xấu trong cơ thể cao nên hạn chế sử dụng bơ ghee.
Cách bảo quản bơ ghee
Bơ ghee đã được loại bỏ cặn sữa trong quá trình sản xuất nên cách bảo quản bơ rất đơn giản. Bạn hãy cho ghee vào lọ thuỷ tinh và đậy kín nắp. Đồng thời, tránh để ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng của đèn huỳnh quanh chiếu trực tiếp lên ghee.
Bên cạnh đó, bạn có thể bảo quản loại bơ này ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài nếu chưa mở nắp hoặc ở nhiệt độ phòng bên ngoài trong khoảng 3 tháng sau khi đã mở và tiếp tục bảo quản nó trong tủ lạnh với thời gian dùng khoảng 1 năm.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng ghee
Bơ ghee là một sản phẩm giàu chất béo bão hoà nên có thể được sử dụng trong chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao mà không lo bị hỏng. Tuy nhiên, việc nấu nướng ghee ở nhiệt độ cao cũng rạo ra một lượng hợp chất acrylamide độc hại nhưng với lượng ít hơn so với các loại dầu từ hạt hay rau củ khác.
Ngoài ra, bơ ghee thường mang lại nhiều lợi ích hơn khi được dùng để nấu nướng ở nhiệt độ thấp như đam lại hương vị ngọt và béo khi sử dụng trong các món nướng. Đặc biệt, bơ ghee không dễ bị oxy hoá và không tạo ra khói đen độc hại khi nấu ở nhiệt độ thấp như các loại dầu khác, từ đó giúp tăng hương vị cho các món ăn.
Khi đã biết bơ ghee là gì, bạn sẽ biết thêm về một sản phẩm không có lactose và casein để thay thế cho những loại bơ mình vẫn thường dùng. Đây là lựa chọn rất thích hợp cho những ai dị ứng với các sản phẩm từ sữa muốn thay đổi khẩu vị mà không phải lo lắng gặp vấn đề tiêu hóa.
Trên đây là những thông tin hữu íchh về thành phần dinh dưỡng của bơ ghee và cách bảo quản ghee. So với các loại bơ khác, ghee có nhiều ưu điểm hơn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng, đặc biệt là đối với những người bị dị ứng với các thành phần có trong sữa. Hy vọng bạn đọc đã biết được ghee là gì và những lưu ý cần biết khi sử dụng ghee thông qua bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm