Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ghép sọ nhân tạo là gì? Áp dụng trong các trường hợp nào?

Ngày 17/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ghép sọ nhân tạo được chỉ định để sửa chữa lỗ hổng trong xương sọ do nhiều nguyên nhân khác nhau như tổn thương bẩm sinh, chấn thương sọ não,... Với mục đích mang lại cơ hội sống cao hơn cho bệnh nhân, đồng thời cải thiện tính thẩm mỹ để người bệnh lấy lại sự tự tin trong cuộc sống thường nhật.

Ghép sọ nhân tạo là một trong hai phương pháp chính để tạo hình khuyết hổng xương sọ cho bệnh nhân bằng các vật liệu như lưới titan, xi măng nhân tạo hoặc vật liệu carbon,... Hình thức phẫu thuật này đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao của bác sĩ cùng với sự hỗ trợ từ các trang thiết bị hiện đại vì tính chất khá phức tạp có thể gây rủi ro cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chi tiết hơn về phương pháp này, mời mọi người xem qua nhé.

Phương pháp ghép sọ nhân tạo là gì?

Ghép sọ nhân tạo là phẫu thuật ghép sọ não bằng vật liệu nhân tạo để ghép vào phần xương sọ bị khuyết để cải thiện chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Tuy nhiên để có được mảnh ghép sọ phù hợp với kích thước với vùng khuyết sọ của người bệnh thì cần phải sử dụng kỹ thuật ghép sọ não 3D bằng cách chụp CT phần sọ não và dựng lại hình ảnh 3D của phần bị khuyết, từ đó có được phần sọ nhân tạo vừa với phần sọ não bị khuyết của từng bệnh nhân.

Ghép sọ nhân tạo là gì? Áp dụng trong các trường hợp nào? 1
Kỹ thuật ghép sọ nhân tạo là gì?

Vật liệu nào được sử dụng để ghép sọ nhân tạo?

Các vật liệu được lựa chọn để ghép sọ nhân tạo đều có độ bền cao, cụ thể:

Vật liệu carbon

Những sợi carbon chuyên dụng trong y tế được tạo từ các lý các cellulose sinh học của cây thông ở nhiệt độ đến 3000 độ C, chất liệu này khi tạo hình sọ nhân tạo có thể đáp ứng được tính thẩm mỹ, độ chắc chắn và tính cơ học có độ tương thích nhiều với xương hộp sọ.

Xi măng sinh học

Xi măng sinh học khá phổ biến trong khoa chấn thương chỉnh hình, điển hình là bơm xi măng ứng dụng điều trị trong điều trị xẹp đốt sống với thành phần chính là MMA dạng lỏng và PMMA/MMA-styrencopolymer với độ tương thích mô sinh học cao.

Bằng chứng là chỉ khoảng 7 phút sau khi trộn xi măng sinh học, đã có thể thu được khối vật liệu cứng cáp để tạo hình xương sọ có độ chắc chắn cao để chuẩn bị thực hiện ca mổ ghép sọ nhân tạo.

Titanium

Titanium là một dạng kim loại nhẹ, dễ tạo hình, độ bền và tính tương thích sinh học cao nên được ứng dụng trong kỹ thuật ghép sọ não nhân tạo. Lúc này mảnh ghép sọ bằng titanium sẽ có dạng lưới hình ziczac, dễ dàng uốn nắn theo hình dạng của hộp sọ và đạt được độ thẩm mỹ cao.

Sau khi chọn được vật liệu thì bác sĩ sẽ tiến hành chụp cắt lớp vi tính sọ não để có hình ảnh của vùng khuyết xương sọ, sau đó dựng thành hình ảnh 3D của vùng khuyết xương sọ. Sau khi có hình dáng của sọ, người ta sẽ đúc 1 phần nắp sọ bằng xi măng hoặc bằng titan vừa khít với vùng khuyết sọ của bệnh nhân. Lúc đó bác sĩ sẽ mở phần dưới da và đặt nắp sọ vào và đảm bảo được tính thẩm mỹ.

Ghép sọ nhân tạo được chỉ định trong trường hợp nào?

Phẫu thuật ghép sọ não nhân tạo có thể được chỉ định trong trường hợp như vỡ nát xương sọ, viêm tiêu mảnh ghép xương sọ, chấn thương sọ não kín gây lún sọ, vết thương sọ não hở dẫn đến tình trạng vỡ vụn,... Cụ thể như sau:

  • Ghép thì đầu: Được chỉ định sau khi cắt u di căn xương sọ hoặc u xương sọ, bệnh nhân bị khuyết xương sọ bẩm sinh,...
  • Ghép thì hai: Được thực hiện khi người bệnh bị chấn thương sọ não làm xuất hiện vết thương hở gây nát hoặc nứt sọ não, tiêu mảnh xương tự thân,...

Ngoài những vật liệu nhân tạo dùng để tạo hình xương sọ kể trên như lưới titan dùng vá sọ, carbon,... Thì các trường hợp bị khuyết xương sọ tại các vị trí trên khuôn mặt như vùng trán hoặc mắt sẽ yêu cầu tạo hình sọ có kích thước phù hợp để vừa khít với phần bị khuyết, lúc này công nghệ 3D sẽ được áp dụng để tạo ra các mảnh ghép xương sọ nhân tạo.

Ghép sọ nhân tạo là gì? Áp dụng trong các trường hợp nào? 2
Trường hợp nào thường được chỉ định ghép sọ nhân tạo?

Chi phí dự tính để thực hiện ghép sọ nhân tạo

Chi phí mổ ghép sọ nói chung sẽ bao gồm nhiều yếu tố như chi phí tạo sọ nhân tạo, phí thực hiện và phí hậu phẫu. Tùy theo kích thước sọ mỗi người và vật liệu lựa chọn, phí tạo sọ sẽ có sự khác nhau, bên cạnh đó phí thực hiện cũng sẽ chênh lệch tại từng đơn vị vì sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật tay nghề, trình độ chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất tại bệnh viện,...

Tổng chi phí ghép sọ nhân tạo có thể rơi vào từ 60 đến hơn 250 triệu đồng, tốt nhất người bệnh nên trực tiếp thăm khám tại bệnh viện đó để nhận được sự tư vấn chính xác nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật ghép sọ

Bệnh nhân sau khi thực hiện ghép sọ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương như protein, kẽm có nhiều trong các loại hải sản, sữa, thịt và vitamin có trong nhiều loại rau, trái cây. Người bệnh cần phải kiêng các thực phẩm chứa cồn như bia rượu,...

Ghép sọ nhân tạo là gì? Áp dụng trong các trường hợp nào? 3
Hạn chế tối đa các thực phẩm chứa cồn vì sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và vết mổ

Thông tin trong bài viết trên hy vọng đã cung cấp các thông tin hữu ích đến bạn đọc về phương pháp phẫu thuật ghép sọ nhân tạo hiện nay, qua đó mọi người sẽ hiểu hơn về trường hợp nào được chỉ định áp dụng dạng kỹ thuật này, từ đó có thể trang bị cho mình những kiến thức về các phương thức ghép sọ và sử dụng khi cần.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm