Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Biến chứng sau ghép sọ nguy hiểm nhất và dấu hiệu phát hiện sớm

Ngày 13/12/2023
Kích thước chữ

Biến chứng sau ghép sọ thường gặp ở nhiều bệnh nhân thường rất đa dạng và tác động lên nhiều bộ phận làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh sức khỏe người bệnh. Tùy theo mỗi trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị khác nhau để có kết quả tốt nhất.

Khi não đã chịu tổn thương nặng nề có thể dẫn đến nứt, vỡ hoặc gặp những tổn thương thực tế khác, thì phẫu thuật ghép sọ sẽ được thực hiện nhằm tạo hình khuyết hổng xương sọ. Tuy vậy các di chứng sau khi phẫu thuật hoàn toàn có thể xảy ra, tùy thuộc vào mức độ tổn thương ở từng người và việc hồi phục để có cuộc sống bình thường sẽ đòi hỏi rất nhiều chi phí và thời gian dài. Bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc các biến chứng sau ghép sọ thường gặp nhất, từ đó mọi người có sự chủ động hơn để giúp người bệnh phục hồi và cải thiện các di chứng.

Ghép sọ não là gì? Vì sao cần phải ghép sọ não?

Trước khi tìm hiểu các biến chứng có thể xảy ra sau ghép sọ thì bạn đọc cần nắm được phương pháp ghép sọ não là gì và được ứng dụng trong các trường hợp nào.

Phương pháp ghép sọ

Phẫu thuật ghép sọ não (tạo hình khuyết hổng xương sọ hay ghép khuyết sọ) là phương pháp giúp khôi phục phần sọ bị khuyết để bảo vệ các cấu trúc sọ, do đó việc thực hiện ghép sọ não không chỉ cải thiện tính thẩm mỹ mà còn cải thiện một vài chức năng thần kinh cho người ghép sọ với 2 loại chính là: Ghép sọ nhân tạo (bằng xi măng nhân tạo hoặc lưới titan) và ghép sọ tự thân (bằng xương của chính bệnh nhân).

4 biến chứng sau ghép sọ nguy hiểm nhất và dấu hiệu phát hiện sớm 1
Phương pháp mổ ghép sọ được thực hiện bằng các vật liệu nào?

Khi nào cần ghép sọ não?

Ghép sọ não thường được chỉ định đối với các bệnh nhân bị khiếm khuyết sọ não do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương sọ não, tổn thương bẩm sinh hoặc sau khi thực hiện cắt bỏ khối u.

Quá trình tiến hành ghép sọ sẽ được chỉ định dựa vào thể trạng của từng bệnh nhân, có thể thực hiện ngay lập tức hoặc dời lại, điển hình như nếu xuất hiện tình trạng nhiễm trùng thì việc chữa trị nhiễm trùng sẽ được ưu tiên thực hiện trước, ghép sọ sẽ được tiến hành sau.

Tuy nhiên đối với các trường hợp chấn thương sọ não làm tụ máu não, tụ máu dưới màng cứng hoặc ngoài màng cứng thì việc phẫu thuật mở sọ sẽ được tiến hành ngay lập tức để ngăn chặn áp lực gia tăng bên trong sọ, sau đó mới tiến hình ghép sọ dựa vào tình trạng của người bệnh rồi mới chỉ định thực hiện.

Mổ ghép sọ có nguy hiểm không?

Phương pháp mổ ghép sọ não đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm của bác sĩ vì phẫu thuật ghép sọ có thể xảy ra nhiều rủi ro nhất định, thậm chí gây thương tật biến chứng vĩnh viễn cho người bệnh, vì thế mổ ghép sọ thực tế có thể nói là rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp ghép sọ đều rất thành công và sức khỏe được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra trước, trong và sau khi mổ, bệnh nhân nên lựa chọn theo dõi và thăm khám tại các đơn vị y tế uy tín với trang bị thiết bị hiện đại và bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại thần kinh.

4 biến chứng sau ghép sọ nguy hiểm nhất và dấu hiệu phát hiện sớm 2
Mổ ghép sọ đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm của bác sĩ

Các biến chứng sau ghép sọ người bệnh có thể gặp

Sau khi thực hiện người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng sau ghép sọ nhất định dưới đây mà người nhà cần phải theo dõi và lưu ý:

Dấu hiệu xuất hiện biến chứng sau khi ghép sọ não

Các dấu hiệu bệnh nhân có thể gặp sau khi mổ ghép sọ trong thời gian ngắn như:

  • Hành sốt cao, co giật, người mệt mỏi.
  • Vết thương bị sưng, chảy máu và rỉ dịch lỏng có màu vàng.
  • Tụ máu dưới da, đau vết mổ, đau đầu.

Nếu phát hiện người bệnh bắt đầu có các biểu hiện trên thì người nhà cần báo cho bác sĩ sớm để có những can thiệp kịp thời. Tuy nhiên đối với trường hợp chảy dịch sau khi mổ thì phần lớn trường hợp bệnh nhân cần phải thực hiện phẫu thuật để đẩy dịch ra ngoài hoặc thay thế mảnh ghép sọ mới.

4 biến chứng sau ghép sọ nguy hiểm nhất và dấu hiệu phát hiện sớm 3
Các dấu hiệu bất thường có thể gây ra biến chứng cho bệnh nhân sau ca mổ

Một số biến chứng sau ghép sọ điển hình

Bên cạnh các dấu hiệu trên thì bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, điển hình như:

  • Biến chứng liên quan đến xương: Xảy ra khi thực hiện ghép sọ bằng não tự thân vì việc sử dụng các mảnh xương từ cơ thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, sau khi thực hiện ghép có thể gây tụ máu não, rách màng cứng não, rò dịch não tủy,...
  • Biến chứng nhiễm trùng vết mổ sọ não: Một phần hoặc sâu bên trong mô não, có thể xảy ra sau khoảng 2 tuần phẫu thuật.
  • Biến chứng viêm rò và tiêu sập xương sọ: Đây là rủi ro thường gặp sau ghép sọ, nếu ca mổ ghép sọ không tiến hành sớm thì cơ thể có nguy cơ xảy ra phản ứng đào thải.
  • Một số biến chứng khác như: Viêm màng não, viêm não, hoại tử da đầu,...
4 biến chứng sau ghép sọ nguy hiểm nhất và dấu hiệu phát hiện sớm 4
Các biến chứng sau ghép sọ thường xảy ra nhất

Nên làm gì khi có dấu hiệu bất thường sau khi mổ ghép sọ?

Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật ghép sọ não, để kịp thời can thiệp các rủi ro có thể xảy ra thì người nhà cần theo dõi và lưu ý các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Các yếu tố về sinh hiệu như: Huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim,...
  • Các yếu tố về hệ thần kinh như: Trí nhớ, khả năng vận động, ngủ ngon giấc không, nhận thức,...

Tuy vậy ngay khi bệnh nhân không gặp các dấu hiệu kể trên thì vẫn phải tái khám định kỳ theo lịch hẹn để theo dõi kỹ vết thương và phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng, hoại tử, viêm não,...

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về giải pháp ghép sọ cũng như các biến chứng sau ghép sọ thường xảy ra nhất, hy vọng sẽ giúp ích cho nhiều bạn đọc trong việc cung cấp các kiến thức tìm hiểu về phương thức mổ ghép sọ não.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin