Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bà bầu có được xông mũi không là câu hỏi mà rất nhiều bà bầu thắc mắc khi bị sụt sịt, ngạt mũi, khó thở,… Xông mũi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không? Làm thế nào để chữa ngạt mũi, giảm cảm lạnh? Cùng đón đọc bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu để có câu trả lời nhé.
Khi mang thai, nhiều bà bầu phải đối mặt với tình trạng ngạt mũi, cảm lạnh vô cùng khó chịu. Mặc dù xông hơi toàn thân là điều mẹ nên tránh để không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ nhưng xông hơi qua đường mũi là cách giúp cải thiện nhanh các dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi, cảm cúm,… an toàn được các mẹ tin tưởng lựa chọn.
Xông hơi là phương pháp sử dụng sức nóng của nước kết hợp với tinh chất lá, tinh dầu,… để làm đẹp, giảm căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức, thúc đẩy máu lưu thông và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Sử dụng phương pháp xông hơi còn làm giảm các triệu chứng viêm xoang, hen suyễn, dị ứng, viêm phế quản, nghẹt mũi,…
Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu của thai kỳ không được khuyến khích xông hơi. Nguyên nhân là do khi xông hơi cho bà bầu sai hướng, không đúng thời điểm sẽ khiến thân nhiệt bà bầu tăng cao, túi ối cũng nóng lên và ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ.
Các tế bào dễ bị phá hủy và cũng làm gián đoạn việc cung cấp oxy cho em bé. Nếu nhiệt độ vượt quá 38 độ C, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, dị tật nặng và mất nước, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Bà bầu có được xông mũi không? Đó chắc hẳn là vấn đề quan tâm của nhiều bà bầu khi cơ thể có dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi, cảm cúm,… Xông mũi là lựa chọn phổ biến của nhiều bà bầu vì dễ làm cũng như dễ kiếm nguyên liệu, không tốn kém. Xông hơi mũi chỉ tác động đến phần đầu, không làm tăng thân nhiệt và không gây hại cho thai nhi, an toàn hơn nhiều so với việc xông hơi.
Vậy nên bà bầu hoàn toàn có thể xông mũi để giảm nghẹt mũi cũng như giải cảm và thư giãn, dễ chịu hơn. Để thực hiện xông hơi mũi, bạn có thể sử dụng các loại lá thiên nhiên như kinh giới, tía tô, gừng,… đun sôi với nước nóng, sau đó trùm khăn lên đầu để xông.
Thời gian sử dụng của phương pháp xông hơi mũi cho bà bầu chỉ từ 10-15 phút, không nên xông quá lâu và quá thường xuyên
Phụ nữ mang thai có sức khỏe kém không nên xông mũi, vì áp lực hơi nóng, kín khi xông mũi có thể khiến mẹ chóng mặt, ngạt thở hoặc hạ huyết áp.
Cẩn thận với việc xông hơi trực tiếp để tránh bị bỏng da, nguy hại đến sức khỏe của mẹ và bé
Chỉ chọn các thành phần thảo mộc hoặc tinh dầu an toàn để xông mũi
Phụ nữ mang thai không nên xông mũi và mặt khi mang thai 3 tháng đầu
Nếu bạn bị nghẹt mũi khi mang thai thì vô cùng khó chịu. Bà bầu có thể áp dụng những biện pháp dưới đây vừa đơn giản, dễ làm mà lại mang lại hiệu quả cao.
Muối có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, súc miệng nước muối thường xuyên giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm mũi tấn công vào họng và giúp mũi sạch hơn, vì khi súc họng một phần nước muối sẽ trào ngược vào mũi.
Nghẹt mũi khó thở có thể do một lượng lớn chất nhầy trong mũi. Vì vậy, sử dụng nước xịt mũi sinh lý để rửa mũi ngày 2-3 lần sẽ giúp làm sạch mũi, loại bỏ dịch nhầy giúp mũi được thông thoáng, không còn ngạt mũi.
Uống nhiều nước có thể giúp làm lỏng chất nhầy đặc ở mũi và cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi mang thai. Tốt hơn hết bạn nên uống nước ấm hoặc nước ấm có pha mật ong và chanh sẽ giúp trị ngạt mũi tốt hơn là bằng nước lọc thông thường.
Gừng có tác dụng kháng viêm rất tốt nên khi bà bầu bị ngạt mũi khi mang thai có thể pha nước nóng với vài lát gừng tươi và thêm một thìa mật ong, để nguội bớt rồi bắt đầu thưởng thức. Trà gừng mật ong giúp làm ấm hệ hô hấp, cải thiện tình trạng ngạt mũi khi mang thai.
Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ngăn chặn sự tấn công của các loại vi rút, vi khuẩn. Bà bầu bị ngạt mũi khi mang thai nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C để cơ thể chống lại căn bệnh này và phục hồi nhanh hơn. Nước cam là thực phẩm rất tốt cho mẹ, giàu vitamin, tăng sức đề kháng tối ưu.
Đây cũng được coi là cách trị nghẹt mũi cho bà bầu rất hiệu quả. Khi ngủ, bà bầu nên nâng cao đầu, kê mũi cao hơn tim để giúp ngủ ngon hơn vì trọng lực giúp mũi đào thải chất nhờn và giúp thông nghẹt tốt.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế vận động ngoài trời vì có nhiều nguy cơ tiếp xúc với không khí ô nhiễm gây kích ứng đường hô hấp.
Thực phẩm và gia vị cay như tiêu, ớt và mù tạt khiến nước mũi tiết ra nhiều hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng nghẹt mũi. Vì vậy, bà bầu nên tránh xa những thực phẩm này để cảm thấy dễ chịu, mẹ nên hạn chế càng nhiều càng tốt.
Có thể tình trạng nghẹt mũi ở bà bầu rất phổ biến và không quá nguy hiểm nhưng các mẹ cũng không nên chủ quan. Hãy chú ý đến mọi thay đổi của cơ thể và đi khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần lưu ý không được bỏ qua việc khám thai định kỳ, đặc biệt là trong các giai đoạn quan trọng của thai kỳ. Điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của mẹ, cũng như những bất thường xảy ra ở thai nhi để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nga Linh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.