Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Bệnh Parkinson có chữa được không?

Ngày 23/07/2022
Kích thước chữ

Những triệu chứng lâm sàng của bệnh Parkinson, những phương pháp chẩn đoán bệnh thường được sử dụng hiện nay và giải đáp thắc mắc: Bệnh Parkinson có chữa được không. 

Parkinson là một loại bệnh thoái hoá hệ thống thần kinh, gây ra những ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Mặc dù những triệu chứng ban đầu có thể rất nhẹ và khó phát hiện, tuy nhiên nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc: Bệnh Parkinson có chữa được không trong bài viết dưới đây nhé! 

Những triệu chứng lâm sàng của bệnh Parkinson

Triệu chứng ban đầu của bệnh

Bệnh Parkinson diễn biến dần dần với các triệu chứng như thường xuyên đau mỏi cơ (đau vai), nhanh mệt mỏi, giảm cảm giác về mùi, đây là những triệu chứng không đặc trưng ban đầu của bệnh.

Triệu chứng chính của bệnh

  • Run: Run trong khi nghỉ ngơi, run nhỏ, khoảng từ 4 - 8 chu kỳ / một giây. Run thường biến mất khi ngủ và vận động chủ ý tuy nhiên tăng khi xúc động, mệt mỏi và cố gắng tập trung trí óc. Tình trạng bệnh Parkinson run tay thường bắt đầu ở một bên và chủ yếu là ở đầu ngón tay.
  • Tăng trương lực cơ: Đây là tình trạng co cứng cơ, lúc đầu chỉ xảy ra ở một bên của cơ thể, sau đó lan sang bên đối diện và cuối cùng là toàn thân. Từ đó dẫn đến ngập ngừng khi khởi động.
  • Giảm động tác: Người bệnh giảm số lần chớp mắt, giảm điệu bộ, mặt đơ cứng. Giảm vung tay khi đi hay khó khăn thực hiện các động tác xen kẽ nhanh như là sấp ngửa bàn tay,...
  • Rối loạn vận động biểu hiện: xảy ra khi đi, bước từng bước nhỏ và dậm chân lúc khởi động; chữ viết nhỏ; nói khó...

Triệu chứng khác

Hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi, rối loạn giấc ngủ, táo bón, đau mỏi ở các khớp, đau lưng, hạ huyết áp, trầm cảm... Khi tiến triển đến giai đoạn cuối bệnh nhân có thể xảy ra khó thở và khó nuốt, thể trạng suy kiệt và đặc biệt nghiêm trọng với bệnh Parkinson ở người già.

Giải đáp: Bệnh Parkinson có chữa được không? 1

Run tay là một trong những triệu chứng chính của bệnh Parkinson 

Các phương pháp chẩn đoán bệnh Parkinson

Nhiều người lo ngại rằng bệnh Parkinson có nguy hiểm không và không biết chẩn đoán bằng cách nào. Hiện tại vẫn chưa có bất cứ phương pháp đặc hiệu nào để chẩn đoán bệnh Parkinson. Tuy nhiên, bác sĩ có thể dựa trên tiền sử bệnh tật, xem xét những dấu hiệu, triệu chứng hiện tại, thăm khám thần kinh và toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, còn có thể dựa vào các xét nghiệm máu hay kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như MRI, CT và PET để có thể chẩn đoán bệnh.

Giải đáp: Bệnh Parkinson có chữa được không?

Chẩn đoán bệnh Parkinson bằng phương pháp siêu âm não 

Giải đáp: Bệnh Parkinson có chữa được không? 

Hiện nay, bệnh Parkinson vẫn chưa có cách điều trị bệnh Parkinson hiệu quả tuy nhiên sử dụng thuốc có thể giúp kiểm soát đáng những triệu chứng của bệnh. Đối với những trường hợp nặng có thể cần đến phương pháp can thiệp phẫu thuật (kích thích não sâu,...). Cụ thể như sau:

Thuốc

Thuốc có thể giúp cho người bệnh cải thiện được đáng kể các triệu chứng rối loạn vận động. Chúng làm tăng nồng độ hoặc thay thế cho dopamine trong não. Một số loại thuốc trị bệnh Parkinson thường được sử dụng như sau: 

  • Levodopa: Đây là loại thuốc trị bệnh Parkinson hiệu quả nhất. Sau khi đi vào não người bệnh nó sẽ được chuyển đổi thành dopamine. Tuy nhiên vẫn có thể gây ra các dụng phụ như: buồn nôn, chóng mặt (hạ huyết áp tư thế đứng). Tác dụng của thuốc được ghi nhận tốt nhất trong vòng những năm đầu điều trị “giai đoạn tuần trăng mật”( kéo dài trong 3 – 4 năm). Sau đó thuốc sẽ tác dụng chậm hơn và hiệu quả tác dụng cũng khá ngắn (hiện tượng ON/OFF)

Giải đáp: Bệnh Parkinson có chữa được không? 3

Thuốc levodopa dùng điều trị bệnh Parkinson 

  • Thuốc đồng vận dopamine: sau khi vào não, chúng bắt chước hiệu ứng của dopamine. Mặc dù không mang đến hiệu quả như levodopa nhưng chúng tồn tại lâu hơn và có thể được sử dụng kết hợp với levodopa để củng cố thêm tác dụng của chúng. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải chính là buồn ngủ, ảo giác, cờ bạc, tăng các hành vi tình dục, và nghiện ăn uống.
  • Thuốc ức chế men oxy hóa monoamine nhằm mục đích giúp ngăn chặn sự phân hủy của dopamine: Đây là loai thuốc hoạt động bằng cách ức chế enzyme monoamine oxidase B (MAO B). Enzyme này có tác dụng chính là chuyển hóa dopamine trong não. Những tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm buồn nôn hoặc mất ngủ.
  • Thuốc ức chế Catechol O-methyltransferase (COMT): Đây là loại thuốc có nhiệm vụ chính là kéo dài tác dụng của levodopa bằng cách ngăn chặn sự hoạt động của một loại enzyme phá vỡ dopamine.
  • Thuốc chống cholinergic: Đây là loại thuốc đã đã được sử dụng trong rất nhiều năm để có thể kiểm soát những triệu chứng run do bệnh Parkinson gây nên. Một số loại thuốc kháng cholinergic có sẵn, bao gồm benztropine (Cogentin) hoặc là thuốc Trihexyphenidyl.
  • Amantadine: Giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh Parkinson giai đoạn đầu.

Giải đáp: Bệnh Parkinson có chữa được không? 4 Thuốc trihexyphenidyl điều trị Parkinson

Phương pháp phẫu thuật kích thích não sâu (Deep brain stimulation)

Trong phẫu thuật kích thích não sâu, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy điện cực vào một phần cụ thể trong não của người bệnh. Các điện cực này được kết nối với một loại máy phát điện, chúng được cấy vào ngực gần với xương đòn của người bệnh. Máy này có nhiệm vụ phát ra các xung điện tới vị trí cấy điện cực trong não và giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson.

Bác sĩ có thể điều chỉnh những thiết lập của thiết bị để có thể điều trị phù hợp với tình trạng của từng người bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gây ra một số biến chứng như là nhiễm trùng, đột quỵ hoặc xuất huyết não. Một số người gặp phải vấn đề với hệ thống kích thích não sâu hoặc là bị biến chứng do kích thích khiến bác sĩ cần điều chỉnh hoặc là thay thế một số bộ phận của thiết bị. 

Kích thích não sâu thường được chỉ định đối với những người mắc bệnh Parkinson trong giai đoạn tiến triển có đáp ứng thuốc kém (ví dụ là thuốc levodopa). Hệ thống kích thích não sâu có thể giúp làm giảm các biến chứng vận động của thuốc, giảm hoặc là tạm dừng các rối loạn vận động, giảm run, giảm độ cứng cũng như cải thiện tình trạng chuyển động chậm.

Mặc dù hệ thống kích thích não sâu có thể mang đến lợi ích lâu dài cho các triệu chứng của Parkinson, tuy nhiên chúng không thể ngăn bệnh Parkinson tiến triển.

Giải đáp: Bệnh Parkinson có chữa được không? 5

Phương pháp phẫu thuật kích thích não sâu 

Trên đây chính là những giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: Bệnh Parkinson có chữa được không? Đối với công nghệ hiện đại ngày nay thì các triệu chứng của bệnh đều đã được giải quyết gần như triệt để. Vì vậy ngay khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào, hãy đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời nhé!

Xem thêm:

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Bệnh parkinson