Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiểu rõ các biểu hiện của bệnh Parkinson giai đoạn đầu sẽ giúp bạn nhận biết được bệnh sớm. Từ đó có biện pháp can thiệp và điều trị hiệu quả.
Bệnh Parkinson là một bệnh lý ảnh hưởng đến nhiều người lớn tuổi nhưng hầu hết bệnh nhân đều không phát hiện bệnh Parkinson giai đoạn đầu vì chưa nắm rõ các triệu chứng của bệnh lý này. Hãy cùng theo dõi các thông tin sau đây để kịp thời phát hiện bệnh Parkinson và có biện pháp điều trị hiệu quả nhé!
Bệnh Parkinson hay nói chính xác hơn là hội chứng Parkinson là một bệnh thoái hóa mạn tính tiến triển theo 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Xuất hiện các dấu hiệu rối loạn vận động như run tay, run chân ở 1 bên cơ thể nhưng bệnh nhân vẫn tự chủ trong các sinh hoạt.
Giai đoạn 2: Bắt đầu có các dấu hiệu rối loạn vận động ở hai bên nhưng không bị mất thăng bằng.
Giai đoạn 3: Biểu hiện triệu chứng cả 2 bên cơ thể, giảm phản xạ và mất thăng bằng. Lúc này bệnh nhân có phần hạn chế trong việc thực hiện thực hiện hoạt động thường ngày.
Giai đoạn 4: Bệnh nhân bị suy giảm chức năng nặng nhưng vẫn có thể đi đứng được và đi được một đoạn ngắn nhưng cần sự hỗ trợ một phần.
Giai đoạn 5: Bệnh nhân không còn tự chủ được cho các hoạt động thường ngày và phải ngồi xe lăn hoặc nằm tại giường. Đây là biểu hiện bệnh Parkinson giai đoạn cuối, người bệnh cần phát hiện và điều trị sớm trước giai đoạn này.
Những dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson thường bị bỏ qua bởi chúng không rõ rệt chẳng hạn như: Mệt mỏi, đau nhức cơ, gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động đơn giản như mang giày, tra chìa khóa,... Đôi khi cũng có triệu chứng sớm là bệnh Parkinson run tay nhưng không thường xuyên nên khó để nhận biết.
Bệnh Parkinson giai đoạn đầu thường được xác định bằng ba triệu chứng điển hình sau:
Run đều và nhẹ nhưng thấy rõ ở đầu ngón tay, môi và lưỡi: Triệu chứng run thường khu trú ở một bên cơ thể trong nhiều năm và có thể gây mất khi vận động tạm thời. Tình trạng này sẽ thường xuyên lặp lại, khi ngủ thì hết run và khi xúc động thì tay chân run mạnh hơn. Tuy nhiên, có một số trường hợp người bệnh Parkinson giai đoạn đầu hoàn toàn không có biểu hiện của run chân run tay.
Chân tay cứng đơ: Đây là một trong các triệu chứng quan trọng nhất, xảy ra ở gần như tất cả các nhóm cơ ở tay chân khiến người bệnh đi lại khó khăn.
Giảm vận động: Biểu hiện trên mặt là mất các tác động tự nhiên của nét mặt khiến người bệnh không biểu lộ được tình cảm, ít chớp mắt,... Tình trạng này cũng xảy ra tương tự gây mất cử động ở tay và chân.
Ngoài ra, người bị Parkinson cũng gặp phải hàng loạt triệu chứng như: Đứng ngồi không yên, nóng bức, phù, hạ huyết áp, rối loạn cương dương,...
Run tay là biểu hiện của bệnh Parkinson giai đoạn đầu sớm nhất bạn có thể quan sát được
Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh Parkinson kể trên, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để được thăm khám và tiến hành các xét nghiệm kiểm tra đặc hiệu cho bệnh Parkinson.
Hiện nay, vẫn chưa có cách để trị khỏi bệnh Parkinson. Tuy nhiên, may mắn rằng hiện nay thông qua việc dùng thuốc kết hợp với các phương pháp điều trị khác, người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát triệu chứng và biến chứng của bệnh. Bệnh được phát hiện càng sớm thì càng dễ để kiểm soát.
Để việc điều trị bệnh Parkinson được hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa não - thần kinh để được thăm khám và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Các lựa chọn trong điều trị bệnh Parkinson hiện nay gồm có:
Điều trị nội khoa: Một số loại thuốc có thể được kê đơn để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh như: Levodopa, thuốc đồng vận Dopamin, thuốc ức chế men chuyển Cate-chol-methyl COMT, thuốc ức chế men oxy hóa monoamine (MAO-I),…
Phương pháp kích thích não sâu (DBS): Đây là một thủ thuật nhằm đưa các điện cực vào đúng một vùng cụ thể trong não đang bị tổn thương để chặn các tín hiệu thần kinh bị lỗi gây ra run, cứng và các triệu chứng khác.
Bên cạnh các phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa, bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân Parkinson nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện vật lý trị liệu để hỗ trợ cho việc điều trị tốt nhất có thể. Bệnh nhân quan tâm về điều trị bệnh Parkinson bằng y học cổ truyền có thể tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ để có thêm thông tin chuẩn xác và phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh Parkinson sẽ được điều trị thuyên giảm nếu được phát hiện sớm
Lưu ý: Liệu trình điều trị bệnh Parkinson cần được cá nhân hóa cho mỗi bệnh nhân. Vì vậy, thăm khám trực tiếp với bác sĩ và tái khám thường xuyên là cách tốt nhất để bác sĩ có thể theo sát quá trình điều trị bệnh, phòng bệnh Parkinson và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Parkinson là một hội chứng mạn tính và tiến triển dần theo thời gian. Theo thời gian sử dụng thuốc lâu dài, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:
Bệnh Parkinson sẽ biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách
Bên cạnh các tác dụng phụ của thuốc kể trên, người bệnh còn có thể mắc phải một số biến chứng của Parkinson, nhất là khi bệnh không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Những tai biến này bao gồm:
Hy vọng các thông tin trên đây đã đem lại cho bạn những kiến thức hữu ích về những biểu hiện ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson để từ đó có biện pháp chủ động phòng ngừa và đối phó với bệnh. Mặc dù hiện nay Parkinson không thể chữa khỏi nhưng điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân duy trì cuộc sống ổn định và có chất lượng đời sống cao hơn.
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...