Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh parkinson giai đoạn cuối có nguy hiểm không và cách để chăm sóc bệnh nhân parkinson giai đoạn này là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Bệnh Parkinson là một hội chứng rối loạn vận động tiến triển rất nhanh giữa các giai đoạn. Đặc biệt khi được xác định bệnh Parkinson giai đoạn cuối, bệnh nhân đều rất hoang mang và lo lắng. Vậy liệu bệnh Parkinson giai đoạn cuối có nguy hiểm không, có chữa được không và làm sao để kiểm soát bệnh? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này nhé!
Thông thường, bệnh Parkinson có 5 giai đoạn. Trong đó, các triệu chứng của bệnh sẽ tiến triển từ nhẹ đến nặng theo từng giai đoạn. Một số bệnh nhân sẽ trải qua lần lượt từng giai đoạn nhưng cũng có một số người bỏ qua một vài giai đoạn và tiến triển thành bệnh Parkinson giai đoạn cuối.
Giai đoạn 1: Ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson này, các triệu chứng của bệnh Parkinson thường không rõ ràng. Nếu có, triệu chứng thường chỉ phát triển ở một bên cơ thể, chẳng hạn như run lắc 1 bên chân tay hoặc bị cứng cơ ở một số tư thế.
Giai đoạn 2: Bước sang giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể và có dấu hiệu rối loạn vận động. Lúc này, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng, đi lại hằng ngày hoặc thực hiện các động tác cơ bản như mặc quần áo, dọn dẹp nhà cửa,... do bệnh Parkinson gây run tay ở người bệnh.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này các triệu chứng thường chưa ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân. Người bệnh vẫn có thể duy trì sinh hoạt như thường ngày.
Bệnh Parkinson là một bệnh mãn tính tiến triển theo thời gian
Giai đoạn 3: Đây được gọi là giai đoạn chuyển tiếp của bệnh Parkinson. Lúc này, các triệu chứng bắt đầu biểu hiện rõ ràng hơn và người bệnh thường gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển đi lại, thường xuyên bị té ngã.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn bệnh Parkinson gần cuối. Bệnh tiến triển nhanh, các triệu chứng cứng cơ, vận động chậm sẽ được biểu hiện rõ ràng và gây cản trở cho sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân, Lúc này, người bệnh cần sự chăm sóc của người thân để thực hiện những hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Giai đoạn 5: Giai đoạn này là giai đoạn cuối cũng là nặng nhất của bệnh Parkinson. Người bệnh sẽ không còn khả năng cử động và thực hiện bất kỳ hoạt động nào trong đời sống thường nhật. Khi đó, người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào người thân hay người chăm sóc thường xuyên.
Thông thường bệnh Parkinson giai đoạn cuối là để mô tả bệnh khi bước vào giai đoạn 4 và giai đoạn 5. Nếu phát triển đến giai đoạn này, chất lượng cuộc sống của người bệnh Parkinson đã suy giảm nhiều. Biểu hiện có thể là các triệu chứng giảm trí nhớ, không thể vận động. Vấn đề kiểm soát bệnh phải thực hiện thường xuyên hơn, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng.
Bệnh Parkinson không nguy hiểm, tuy nhiên ở giai đoạn này, cơ thể người bệnh suy yếu. Có thể xuất hiện biến chứng nguy hiểm như tử vong khi viêm phổi, nhiễm trùng,... Nếu kiểm soát bệnh đúng cách, người bệnh vẫn sống được bình thường, chỉ vấp phải trở ngại cử động.
Bệnh Parkinson là một bệnh mãn tính và hiện nay vẫn chưa có cách để chữa khỏi hoàn toàn, nhất là đối với giai đoạn cuối của bệnh, việc điều trị còn khó khăn và phức tạp hơn. Người bệnh quan tâm đến những phương pháp điều trị như chữa bệnh Parkinson bằng thuốc nam hay điều trị bệnh Parkinson theo y học cổ truyền cần tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp.
Mặc dù thuốc điều trị cùng với các phương pháp khác đã giúp người bệnh Parkinson có nhiều triển vọng khả quan hơn nhưng việc dùng thuốc lâu dài cũng dễ mắc phải các tác dụng phụ và biến chứng.
Vì những lý do này mà ở giai đoạn cuối của bệnh Parkinson, mục tiêu điều trị chính là làm giảm biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua việc chăm sóc người bệnh hằng ngày.
Người bệnh Parkinson giai đoạn cuối cần được quan tâm chăm sóc đúng cách
Người bệnh Parkinson giai đoạn cuối thường bị khó nuốt và nghẹn ứ, dễ gặp các biến chứng viêm phổi. Do đó, người chăm sóc nên chú ý cho bệnh nhân ăn các món mềm, dễ nuốt như canh, súp hay cháo.
Ngoài ra, không vì người bệnh khó nuốt và chán ăn mà chế độ ăn uống cho người mắc bệnh Parkinson trở nên nghèo nàn và thiếu dưỡng chất. Chế độ ăn của bệnh nhân Parkinson cần chú ý đầy đủ dinh dưỡng và khoa học, tăng cường chất xơ, vitamin từ rau, củ quả.
Trong một số trường hợp, người bệnh phải đặt sonde dạ dày và nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.
Người thân và người chăm sóc cần quản lý sát sao việc sử dụng thuốc của người bệnh. Luôn cần đảm bảo cho người bệnh uống đúng thuốc, đủ liều và đúng giờ.
Ngoài ra, cũng cần nói chuyện nhiều hơn với người bệnh để giúp họ giảm tải căng thẳng, giúp họ thoát khỏi trạng thái căng thẳng hoặc lo lắng quá mức.
Chú ý cho bệnh nhân Parkinson uống thuốc đúng liều và đúng giờ
Trong giai đoạn gần cuối đến cuối, người bệnh Parkinson càng ít đáp ứng với thuốc điều trị. Vì vậy cơ bắp thường căng cứng và khiến họ gặp nhiều khó khăn trong đi lại cũng như trong sinh hoạt thường ngày. Khi đó, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên tập vật lý trị liệu thường xuyên để cải thiện tình trạng cứng cơ, giúp tăng cường khả năng vận động.
Mặc dù sẽ phải gặp nhiều khó khăn và mất thời gian cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày nhưng bên cạnh việc người thân giúp đỡ thì nên để người bệnh nên tập luyện để tự thực hiện các hoạt động ngày thường. Điều này giúp bệnh nhân tự tin và thoải mái hơn, tâm lý cũng sẽ tốt hơn.
Khi bệnh Parkinson bước vào giai đoạn gần cuối và cuối, không chỉ thể chất mà tinh thần cũng bị suy giảm. Vì thế, người thân và người chăm sóc cần chú ý quan sát theo dõi người bệnh nhiều hơn giúp đỡ họ khi cần thiết và ủng hộ tinh thần cho họ. Việc kiểm soát cải thiện triệu chứng thể chất và tinh thần sẽ giúp người bệnh Parkinson hay hội chứng Parkinson duy trì chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể.
Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh Parkinson giai đoạn cuối và những lưu ý trong chăm sóc người bệnh Parkinson nhé!
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.