Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Cho con bú ăn tiết canh vịt được không?

Ngày 22/11/2022
Kích thước chữ

Tiết canh là món ăn ưa thích của nhiều người dân Việt, trong đó có nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên trong tiết canh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh. Vậy bà đẻ có được ăn tiết canh không, cho con bú ăn tiết canh vịt được không?

Lựa chọn thực phẩm dành cho bà bầu và sản phụ sau sinh là điều hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé. Nhiều mẹ bỉm thường thắc mắc cho con bú ăn tiết canh vịt được không, vậy hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nguy hiểm tiềm ẩn khi ăn tiết canh

Tiết canh là món ăn dân dã, độc lạ của nền ẩm thực Việt Nam. Đây là món ăn được chế biến từ huyết tươi của các loại gia súc, gia cầm. Nhiều người cho rằng “ăn gì bổ nấy”, ăn tiết canh sẽ giúp bổ máu, mang lại lợi ích cho sức khỏe, thậm chí còn cho rằng tiết canh còn giúp xả xui, đem lại vận đỏ và may mắn.

Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi trên thực tế cho thấy, tiết canh gây nên nhiều bệnh tật cho người ăn hơn là bồi bổ sức khỏe. Dưới đây là một số những tác hại khôn lường của việc ăn tiết canh mà bạn nên biết.

Mắc các bệnh về tụ cầu

Tất cả các loại tiết canh, dù là lợn, gà, vịt,... thực chất đều là huyết sống của con vật nên tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Ăn tiết canh vịt, ngan, ngỗng,... có thể bị nhiễm tụ cầu, nhất là gia cầm bị bệnh trong giai đoạn dịch cúm hiện nay.

Khoảng 4 - 5 giờ sau khi nhiễm trùng, tụ cầu sẽ tạo ra độc tố cho đường ruột. Sau khi xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, đặc biệt là ruột và máu, sẽ tác động lên hệ thần kinh, dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, trụy tim mạch,...

Tiết canh vịt tồn tại nhiều nguy hiểm tiềm ẩn cho cơ thể mẹ bỉm sữa Tiết canh vịt tồn tại nhiều nguy hiểm tiềm ẩn cho cơ thể mẹ bỉm sữa

Bệnh liên cầu lợn khi ăn tiết canh

Vi khuẩn liên cầu lợn trong tiết canh rất nguy hiểm, khi xâm nhập vào máu sẽ nhân lên nhanh chóng và tiết ra những độc tố vào trong cơ thể. Đây là nguyên nhân chính khiến người ăn gặp phải các dấu hiệu như đau đầu, sốt cao, ù tai, xuất huyết,...

Nghiêm trọng hơn, nhiều người có thể bị xuất huyết dưới da từng mảng, xuất huyết tiêu hóa, bị nhiễm độc tố rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nhiều người cho rằng ăn tiết canh gia cầm thì không nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Tuy nhiên, người ăn vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh bởi nhiều người chế biến có thói quen lấy phần sụn họng của lợn băm nhỏ rắc lên trên bát tiết canh để tăng thêm sự hấp dẫn. Phần sụn họng này chính là nơi ẩn trú nhiều nhất của liên cầu khuẩn mà nhiều người không biết.

Nhiễm sán, giun xoắn

Khi ăn tiết canh của heo nhiễm sán, ấu trùng sán sẽ đi vào đường ruột, bám vào niêm mạc ruột và phát triển thành những loại sán trưởng thành. Sán có thể đi đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, nhưng thường tập trung nhiều nhất ở cơ, mắt và đặc biệt là não.

Biểu hiện của sán lợn trong não dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh thần kinh khác. Vì thế nhiều bệnh nhân nhiễm sán trong não đến viện sau cả quá trình dài và thăm khám ở nhiều nơi mà không phát hiện ra bệnh.

Bộ Y tế cũng cảnh báo một loại giun rất nguy hiểm trong tiết canh là giun xoắn. Loại này thường đi khắp cơ thể và sống rất dai nên bệnh giun xoắn rất khó chữa, nguy cơ tử vong cũng rất cao.

Cho con bú ăn tiết canh vịt được không?

Từ những tác hại trên có thể thấy, mọi người không nên ăn tiết canh, đặc biệt là với phụ nữ mang thai và cho con bú. Trong thời kỳ này phụ nữ nên ăn chín uống sôi, không nên ăn những thực phẩm mang tính hàn nhiều. Tiết canh là đồ sống, nhiều tính hàn mà cơ thể bà đẻ lúc này lại rất nhạy cảm, dễ bị nhiễm sán và các bệnh về đường ruột. Do đó, dù tiết canh do chính mình làm hay từ gia cầm nuôi trong nhà cũng không nên ăn.

Bên cạnh đó, lúc này hệ miễn dịch của mẹ còn yếu, dễ có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng (giun, sán),... Điều này gây cản trở đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Hầu như không có cách ăn tiết canh nào an toàn cả nên tốt nhất là không ăn để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. 

Cho con bú ăn tiết canh vịt được không? - Câu trả lời là không nên Cho con bú ăn tiết canh vịt được không? Câu trả lời là không nên

Những thực phẩm không nên ăn trong thời kỳ cho con bú

Bên cạnh tiết canh, nhiều mẹ sau sinh cũng thèm rất nhiều món ăn khác. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng phù hợp, đặc biệt cần tránh các loại dưới đây:

  • Thực phẩm làm mất sữa (bạc hà, lá lốt, rau mùi tây, rau cần tây, lá dâu, bắp cải, mỳ tôm,...).
  • Thực phẩm có chứa độc tố (măng, nội tạng động vật,...).
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Thực phẩm cay nóng.
  • Đồ uống có chất kích thích.
Ngoài tiết canh vịt, khuyến khích mẹ cho con bú không ăn đồ cay nóng, chiên rán,... Ngoài tiết canh vịt, khuyến khích mẹ cho con bú không ăn đồ cay nóng, chiên rán,...

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp khi nuôi con bằng sữa mẹ là hết sức quan trọng. Với câu hỏi cho con bú ăn tiết canh vịt được không, câu trả lời dành cho các mẹ là hoàn toàn không nhé. Hãy chọn những thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xa những thực phẩm gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và hệ tiêu hóa của trẻ.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm