Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng và được khuyến khích sử dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên người bị đau dạ dày có nên uống sữa? Sữa có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh dạ dày? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Đau dạ dày có nên uống sữa hay không và cách uống sữa đúng để tránh gây hại là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang mắc bệnh về dạ dày. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề trên.
Dinh dưỡng hàng ngày rất quan trọng với người bị đau dạ dày bởi thức ăn, nước uống đều được tiêu hóa và hấp thụ tại đây, nếu ăn uống không đúng cách sẽ gây tái phát cơn đau và gây khó chịu cho người bệnh. Vậy đau dạ dày nên ăn gì và khi bị đau dạ dày có nên uống sữa?
Sữa là thức uống tuy có tính axit nên nhiều người lầm tưởng rằng uống sữa sẽ làm cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, sữa có tính axit nhưng rất nhẹ và yếu hơn nhiều so với axit trong dạ dày nên có thể dễ dàng dung hòa mà không làm tái phát cơn đau. Bên cạnh đó sữa còn hoạt động như một hệ thống đệm để giảm lượng axit do dạ dày tiết ra, từ đó hạn chế cơn đau và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏe mạnh hơn nữa đấy.
Sữa cũng là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, phốt pho, vitamin C, vitamin D, vitamin A,... nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giải đáp cho câu hỏi đau dạ dày có nên uống sữa, các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ cho biết, người bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể uống sữa như một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hàng ngày.
Mặc dù uống sữa không gây hại cho bệnh đau dạ dày nhưng người bệnh cần kiểm soát lượng sữa dung nạp ở mức cân đối, không nên uống quá nhiều và đặc biệt không dùng sữa để thay thế bữa ăn chính trong ngày. Sữa chỉ nên là thực phẩm bổ sung và được dùng đều đặn, cân đối hàng ngày mới đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.
Sau khi tìm ra câu trả lời cho thắc mắc đau dạ dày có nên uống sữa, bạn cũng nên biết đến những lợi ích mà thực phẩm này mang lại cho bệnh đau dạ dày để từ đó tận dụng sữa một cách hợp lý, hỗ trợ phát huy hết những tác dụng khi uống sữa. Trong 100g sữa tươi có chứa nhiều chất dinh dinh dưỡng với hàm lượng cụ thể gồm:
Những dưỡng chất này đều có lợi cho sức khỏe và cần được bổ sung với hàm lượng tiêu chuẩn trong ngày. Vậy uống sữa có tác dụng gì với người bị đau dạ dày?
Uống sữa có tác dụng bổ sung rất hiệu quả probiotics cho đường ruột. Probiotics là lợi khuẩn có nhiều công dụng tốt, trong đó hiệu quả nhất là cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu như đầy hơi khó tiêu, tiêu chảy, ợ hơi,... Ngoài ra, khi đường ruột khỏe mạnh thì hệ miễn dịch cũng được tăng cường hơn rất nhiều đấy.
Hàm lượng lactose trong sữa tươi khá cao, trung bình có đến 5.26g lactose trong 100g sữa tươi. Lượng lactose này có tác dụng lên men tự nhiên trong đường ruột, tạo môi trường thuận lợi để lợi khuẩn phát triển, ức chế các vi khuẩn có hại. Nhờ đó mà hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn và dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng, phòng ngừa các cơn đau dạ dày.
Protein là chất dinh dưỡng cần cho sự sống. Trong sữa tươi hay sữa thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân,... đều có chứa hàm lượng protein tương đối cao, bổ sung đầy đủ năng lượng cần thiết, thúc đẩy phát triển và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏe mạnh.
Như bạn đã biết, sữa chứa rất nhiều loại vitamin khác nhau. Vậy đau dạ dày có nên uống sữa? Bệnh nhân bị đau dạ dày nên bổ sung 1 - 2 cốc sữa tươi mỗi ngày để cung cấp đủ đầy vitamin cần thiết cho sự sống, tăng cường trao đổi chất và giúp cơ thể khỏe mạnh, hàng rào miễn dịch tự nhiên được củng cố vững chắc.
Sữa tốt cho bệnh nhân đau dạ dày nhưng nếu sử dụng sai cách, uống sai thời điểm, uống quá nhiều hoặc quá ít,... cũng đều là mối nguy hại đối với sức khỏe nói chung và bệnh đau dạ dày nói riêng.
Lượng sữa nên uống mỗi ngày cho người đau dạ dày là không quá 500ml/ngày. Đây là khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng nhằm cung cấp đủ dưỡng chất từ sữa cho bệnh nhân, tránh uống quá nhiều cơ thể không hấp thu hết dẫn đến đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu,...
Bên cạnh đó thời điểm uống sữa cũng rất quan trọng. Đau dạ dày có nên uống sữa khi đói? Tuyệt đối không nên uống sữa khi bụng đang rỗng và thời điểm uống tốt nhất là 30 phút đến 1 giờ sau bữa ăn chính. Người bệnh nên hạn chế uống sữa buổi tối, thay vào đó hãy uống sau bữa sáng để cung cấp năng lượng cho cơ thể làm việc hiệu quả hơn.
Bệnh nhân có thể uống sữa nhưng cần cân nhắc kỹ khi chọn lựa loại sữa thích hợp. Tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và theo dõi dấu hiệu dị ứng (nếu có) để biết loại sữa nào hợp và không hợp với mình.
Sữa từ các loại hạt: Sữa hạt giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và các chất béo tự nhiên từ thực vật. Bệnh nhân đau dạ dày có thể lựa chọn các loại sữa thơm ngon, bổ dưỡng như sữa hạt sen, sữa yến mạch, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành,...
Sữa tươi: Sữa tươi là một trong những loại sữa người bị đau dạ dày nên uống nhất. Hàm lượng dưỡng chất trong sữa tươi nhiều, hương vị cũng thơm ngon, dễ uống, đặc biệt bổ sung nhiều khoáng chất cho cơ thể.
Sữa chua: Sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn probiotic dưới dạng acid lactic giúp hỗ trợ tiêu hóa, kích thích cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng và hỗ trợ loại bỏ các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, ợ nóng,... Mỗi tuần bạn chỉ nên ăn từ 3 - 4 hộp sữa chua, tương đương 300 - 400g để phát huy tác dụng tốt nhất.
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc đau dạ dày có nên uống sữa hay không qua những thông tin nêu trên, hy vọng đã giúp ích cho bạn. Ngoài dinh dưỡng hàng ngày thì người bị bệnh đau dạ dày cũng nên sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, lo lắng, căng thẳng,... sẽ làm bệnh nặng hơn.
Xem thêm: Cách chữa đau dạ dày hỗ trợ giảm đau nhanh chóng
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.