Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Giải đáp: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không?

Ngày 31/10/2023
Kích thước chữ

Rối loạn ngôn ngữ gây ra tác động trực tiếp lên cuộc sống hàng ngày và quá trình phát triển của trẻ. Vậy, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không? Cha mẹ cần làm gì khi con bị rối loạn ngôn ngữ?

Rối loạn ngôn ngữ đang là một trong những vấn đề lớn đang tác động mạnh đối với trẻ nhỏ. Nó ảnh hưởng đến khả năng của trẻ trong việc nghe, nói, giao tiếp, thể hiện ý thức, suy nghĩ, cảm xúc và nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của trẻ. Do đó, nhiều phụ huynh thường có câu hỏi rằng: “Liệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không? Nên làm gì trong tình huống này?" Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin xoay quanh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không?

Rối loạn ngôn ngữ là một vấn đề phổ biến trong việc giao tiếp của trẻ nhỏ, thường gặp ở độ tuổi từ 3 đến 5. Tình trạng này gây khó khăn trong việc hiểu, sử dụng lời nói để trao đổi thông tin, thể hiện ý kiến, cảm xúc và mong muốn của họ với người khác. Một số trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ, gây ra khó khăn trong việc nói, viết.

Theo khảo sát, rối loạn ngôn ngữ đang tăng cường ảnh hưởng đối với trẻ ở độ tuổi từ 3 tuổi đến năm tuổi và tỷ lệ mắc bệnh này đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ thường nói chậm, lời nói không rõ nghĩa và sử dụng ngôn ngữ không phù hợp. Bé sẽ thường có giọng điệu khó nghe, nói ngọng, khiến người khác thường khó hiểu lời nói của trẻ.

Vấn đề này tạo ra nhiều khó khăn để phát triển kĩ năng giao tiếp thông thường của trẻ. Vì ngôn ngữ là phương tiện chính để kết nối xã hội. Nó giúp con người hiểu rõ ý muốn của người khác và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, ý muốn của cá nhân mình. Điều này giúp tạo ra mối kết nối mạnh mẽ giữa mọi người.

Nếu không có sự can thiệp, hỗ trợ kịp thời, một số trẻ có thể phát triển các vấn đề tâm lý tiêu cực như trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn tăng động giảm chú ý và nhiều vấn đề khác. Vậy, liệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không?

Theo đánh giá của các chuyên gia, rối loạn ngôn ngữ có thể tự khắc phục mà không cần sự can thiệp từ các biện pháp điều trị chuyên khoa. Tình trạng nói chậm của trẻ có thể tự cải thiện theo thời gian thông qua việc quan sát, học hỏi và bắt chước.

Giải Đáp: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không? 2
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không là thắc mắc của nhiều phụ huynh

Cách cải thiện rối loạn ngôn ngữ ở trẻ?

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không? Dưới đây là một số cách can thiệp và hỗ trợ trẻ bị rối loạn ngôn ngữ ở nhiều cấp độ khác nhau:

Âm ngữ trị liệu

Tùy thuộc vào tuổi của trẻ, mức độ rối loạn ngôn ngữ và nhiều yếu tố khác, các chuyên gia sẽ xem xét kỹ lưỡng để áp dụng các phương pháp can thiệp phù hợp nhất, giúp quá trình cải thiện đạt được thành công.

Các chuyên gia về âm ngữ sẽ tương tác trực tiếp với trẻ thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Trẻ nhỏ có thể sử dụng đồ chơi, sách, tranh ảnh để thúc đẩy khả năng tìm hiểu và phát triển ngôn ngữ. Đồng thời, trẻ cũng có cơ hội tham gia vào các hoạt động lành mạnh, tạo các tình huống giao tiếp cụ thể để học hỏi và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả một cách an toàn.

Giải Đáp: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không? 3
Âm ngữ trị liệu đang là phương pháp hiệu quả để hỗ trợ trẻ rối loạn ngôn ngữ

Trị liệu tâm lý

Một số chuyên gia đã chia sẻ rằng rối loạn ngôn ngữ kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều trẻ nhỏ. Sự khó khăn trong giao tiếp và khả năng diễn đạt kém có thể làm cho trẻ cảm thấy căng thẳng, không thoải mái. Đồng thời, điều này cũng có thể dẫn đến sự hình thành của suy nghĩ tiêu cực và rối loạn tâm lý tồi tệ cho trẻ.

Giải Đáp: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không? 4
Điều trị tâm lý cho bé kịp thời là giải pháp hiệu quả

Một số trẻ có thể tự ti và thường sẽ tránh xa khỏi việc gặp gỡ hay tương tác với người khác. Vì vậy, có thể thấy rằng rối loạn ngôn ngữ có thể làm tăng nguy cơ phát triển vấn đề về tâm lý ở nhiều trẻ nhỏ nếu không được can thiệp kịp thời.

Kiểm tra sức khỏe

Khi đưa trẻ đi kiểm tra và điều trị rối loạn ngôn ngữ, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ kiểm tra sức khỏe để đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Điều này cũng giúp loại trừ các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến khả năng ngôn ngữ của trẻ, như vấn đề về thính giác hoặc các vấn đề về cơ quan khác.

Cách phòng ngừa rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Theo các nghiên cứu khoa học, để đề phòng nguy cơ trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ, phương pháp tốt nhất là làm tốt vai trò gia đình của mình, để tạo ra một môi trường sống và sinh hoạt phù hợp cho trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi. Đây là thời kỳ quan trọng để trẻ học và phát triển ngôn ngữ nên cần được chăm sóc đặc biệt.

Trong giai đoạn này, cha mẹ cần tương tác và giao tiếp nhiều với trẻ. Họ nên đọc sách cho con, hát cho trẻ nghe, khích lệ trẻ tham gia bằng cách nói chuyện để tăng cường từ vựng và kỹ năng ngôn ngữ. Cần tránh để trẻ tiếp xúc quá sớm hoặc quá nhiều với các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi. Vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ do trẻ tốn quá nhiều thời gian để giải trí mà không tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ.

Giải Đáp: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không 4
Cha mẹ cần dành thời gian trò chuyện với con thường xuyên

Nếu thấy con có dấu hiệu nói lắp thì khi nói chuyện với trẻ, hãy nhìn vào mắt con và nói chậm rãi từng từ. Việc này sẽ giúp trẻ học cách diễn đạt và khắc phục tình trạng nói lắp. Đồng thời, trong quá trình tương tác, cố gắng tạo ra một môi trường vui vẻ và thoải mái, tránh gây áp lực, căng thẳng cho trẻ. Đây là cách hiệu quả trong việc điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

Thông tin trong bài viết đã giúp độc giả giải đáp câu hỏi về việc liệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không và đề xuất một số cách can thiệp hiệu quả cho trẻ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần tự mình đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán chi tiết về tình trạng, cũng như là nguyên nhân gây ra rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Từ đó, họ có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị phù hợp nhất, giúp quá trình điều trị chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ trở nên hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin