Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì để giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh khi lúc này bất kể thực phẩm nào người bệnh ăn vào cũng đều có sự ảnh hưởng nhất định đến các chức năng của hệ thần kinh thực vật, vậy đâu là nhóm thực phẩm phù hợp nhất cho người bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
Thực phẩm khi ăn vào luôn có những ảnh hưởng đáng kể trong quá trình điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật, vì thế các bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh hoặc đang trong quá trình điều trị cần được tư vấn lựa chọn đúng nguồn thực phẩm nên ăn thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng và góp phần cải thiện các triệu chứng như hồi hộp quá mức, khó thở, run rẩy,... Xem ngay bài viết dưới đây để biết được rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì? Kiêng gì trong thực đơn hằng ngày để đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.
Hệ thần kinh thực vật (hệ thần kinh tự chủ) có cấu tạo gồm hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, trong đó hai hệ thần kinh hoạt động đối lập nhau nhưng đều có chức năng giữ cân bằng và đảm nhiệm điều phối các hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể như hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ tim mạch,... Giúp điều hòa huyết áp, tránh rối loạn nhịp tim, điều hòa thân nhiệt,...
Để tìm được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể của một người bình thường là một điều không hề đơn giản, nó còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, lượng tiêu thụ,... Huống hồ ở một cơ thể không khỏe mạnh lại càng cần phải chú ý những thực phẩm nên và không nên sử dụng để việc điều trị có hiệu quả.
Vitamin nhóm B (B1 - B6 - B12) là nhóm dinh dưỡng cần thiết để cân bằng và kiểm soát hoạt động của hệ thần kinh và các cơ quan khác như tim mạch, tiêu hóa, hệ hô hấp,... Vitamin B có nhiều trong các loại thực phẩm ngũ cốc, yến mạch, thịt động vật, trứng, sữa, các loại đậu,...
Nhóm omega - 3 hay còn gọi là axit béo giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và tái tạo các chức năng của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh, các axit béo tham gia vào quá trình bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi sự viêm mạn tính của não bộ. Omega - 3 có trong lòng đỏ trứng, quả óc chó, bơ, các loại dầu cá,...
Vitamin A, B,C,... Đều là những chất mà cơ thể cần để giải tỏa bớt căng thẳng và làm dịu hệ thần kinh thực vật khi hoạt động quá mức, ngoài ra vitamin E và nhiều chất chống oxy hóa còn có khả năng ngăn các tế bào thần kinh khỏi sự tấn công từ các chất kích thích, để làm ổn định đường dẫn và giảm biểu hiện run của bệnh.
Có thể bổ sung qua các thực phẩm như quả óc chó, hạnh nhân, dầu thực vật, các loại rau xanh, rau củ, trái cây có màu đỏ hoặc cam, các loại đậu, cà rốt, khoai lang, khoai tây,... Để việc cung cấp trở nên đa dạng hơn.
Tuy lượng chất khoáng chỉ chiếm hàm lượng rất ít nhưng lại là chất không thể thiếu đối với có thể, nếu thiếu hụt các chất như magie, canxi, kẽm,... Có thể dẫn đến tình trạng tay chân run rẩy. Nguồn thực phẩm chứa nhiều khoáng chất bao gồm các loại hải sản, socola, rau xanh,...
Sau khi đã liệt kê các nhóm thực phẩm mà người bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thể ăn để tránh ảnh hưởng đến kết quả điều trị thì đi kèm cũng là một số lưu ý để việc áp dụng chế độ dinh dưỡng có hiệu quả hơn:
Qua thông tin trong bài viết trên, hy vọng mọi người sẽ hiểu hơn về căn bệnh thần kinh nhẹ này, đồng thời chủ động hơn trong việc chuẩn bị các nguồn thực phẩm khi biết chứng rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì, từ đó mọi người sẽ xây dựng được cho mình chế độ sinh hoạt lành mạnh, luyện tập khoa học để căn bệnh rối loạn thần kinh thực vật sẽ có mau chóng được cải thiện.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.