Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rong biển là món ăn có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc không biết rong biển bị mốc có ăn được không. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Rong biển hiện nay là một loại thực phẩm phổ biến với người Việt Nam và các nước châu Á. Loại thực phẩm này có thể sử dụng dưới dạng rong tươi, sấy khô hoặc sấy khô có tẩm thêm hương vị. Rong biển có thể sử dụng làm nguyên liệu chính trong nhiều món ăn như cơm cuộn, salad, sushi, soup,...
Trước khi đi tìm lời giải cho câu hỏi “Rong biển bị mốc có ăn được không?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rong biển có chứa những chất dinh dưỡng nào nhé.
Trong rong biển chứa hàm lượng không nhỏ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khoẻ con người như chất xơ, chất bột đường, các loại vitamin A, C, B12, K, folate, natri, canxi, magie, kẽm, omega-3,... và tất cả các acid amin quan trọng với cơ thể.
Hiện nay, có rất nhiều loại rong biển khác nhau cho chúng ta lựa chọn. Mỗi loại rong biển lại chứa hàm lượng dinh dưỡng riêng cùng những công dụng khác biệt như:
Ngoài một số loại rong biển tiêu biểu kể trên, vẫn còn rất nhiều những loại rong biển vô cùng tốt cho sức khoẻ như rong kante giúp giảm huyết áp; rong mozuku có tác dụng trong phòng chống ung thư, rong ogonori, rong tosaka, rong dulse đỏ, tảo bẹ, rong nho, rong biển chỉ vàng,...
Rong biển được biết đến là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khoẻ với rất nhiều công dụng. Dưới đây là một số công dụng chính của rong biển để mọi người tham khảo:
Tuyến giáp là bộ phận có nhiệm vụ tiết ra hormone kiểm soát quá trình tăng trưởng, sản xuất năng lượng, sinh sản và chữa trị cho các tế bào bị tổn thương của cơ thể. Nhưng để tuyến giáp có thể hoạt động hiệu quả, bạn cần cung cấp đủ lượng iot cần thiết. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, lượng iot bạn cần nạp vào cơ thể mỗi ngày khoảng 150mcg.
Bổ sung iot thông qua các loại thực phẩm là một trong những cách được các chuyên gia khuyến khích. Bên cạnh các cua biển, cá biển, rong biển cũng chứa hàm lượng iot cao, giúp bổ sung thêm cho cơ thể lượng iot còn thiếu hụt. Ngoài ra, tyrosine - một loại acid amin có tác dụng giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn cũng có trong rong biển. Hàm lượng iot trung bình của một số loại rong biển cụ thể như sau:
Bên cạnh vitamin A, C, E, rong biển còn chứa một lượng lớn các hợp chất thực vật có lợi gồm flavonoid và carotenoid. Những chất này là các chất chống oxy hoá, có tác dụng bảo vệ tế bào cơ thể không gặp những tổn thương do các gốc tự do. Từ đó, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc phải một số bệnh lý như tim mạch hoặc tiểu đường.
Rong biển được xem là nguồn cung cấp khổng lồ các vitamin A, C, E, K cùng các khoáng chất như folate, natri, canxi, magie, kẽm và toàn bộ các acid amin thiết yếu cho hoạt động và sự phát triển của cơ thể.
Ngoài ra, rong biển cũng chứa một hàm lượng không nhỏ các chất béo omega-3 và vitamin B12 có tác dụng củng cố hệ tim mạch, ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ bị tim mạch, cải thiện một số bệnh về rối loạn hệ thần kinh,...
Tim mạch được xếp vào nhóm các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Có nhiều yếu tố nguyên nhân gây ra tình trạng này như lượng cholesterol trong máu cao, người bệnh bị tình trạng đông máu, hút thuốc lá thường xuyên, thừa cân - béo phì,...
Sử dụng rong biển thường xuyên cũng là một phương pháp có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Theo đó, trong rong biển có chứa một loại carbohydrate là fucan có tác dụng ngăn ngừa tình trạng đông máu. Ngoài ra, chất peptide trong rong biển cũng có khả năng ngăn chặn phần nào tình trạng cao huyết áp, giúp sức khoẻ tim mạch được cải thiện hơn.
Bên cạnh các tác dụng bên trên, rong biển còn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, tăng cường sức khoẻ đường ruột và hỗ trợ giảm cân, chống béo phì hiệu quả.
Như đã trình bày ở trên, rong biển có dạng rong tươi và dạng rong sấy khô. Với loại rong biển tươi, bạn nên sử dụng ngay tại chỗ để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Còn rong sấy khô sẽ có thể bảo quản lâu hơn. Tuy nhiên, rong biển sấy khô hay xuất hiện tình trạng bị mốc hoặc nấm mốc. Vậy rong biển bị mốc có ăn được không?
Theo các chuyên gia, rong biển đã bị mốc bám vào không nên tiếp tục sử dụng. Lý do là bởi, những độc tố có trong nấm mốc đã ngấm sâu vào bên trong rong biển. Dù bạn có nấu chín hay cạo sạch các nấm mốc và rửa lại bằng nước hay phơi dưới nắng mặt trời thì những độc tố này cũng không thể hết được. Ánh nắng mặt trời chỉ có tác dụng hút bớt độ ẩm và làm khô thực phẩm, hạn chế tình trạng thực phẩm bị mốc.
Không chỉ rong biển mà các thực phẩm sấy khô nếu không được bảo quản đúng cách thì đều dễ bị mốc. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần lưu ý nên bảo quản thực phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tùy vào từng loại thực phẩm mà cân nhắc xem có nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc trữ đông hay không.
Ngoài ra, để thực phẩm khô lâu, bạn nên dùng giấy hoặc giấy hút ẩm và túi nilon bao bên ngoài thực phẩm. Cách làm này sẽ giúp thực phẩm luôn trong trạng thái tốt nhất và vẫn giữ được mùi vị đặc trưng trong thời gian dài.
Rong biển, mặc dù là thực phẩm tốt cho sức khoẻ nhưng nếu sử dụng quá nhiều vẫn có thể khiến cơ thể xuất hiện một số các tác dụng phụ như thừa iot hay tích tụ kim loại nặng trong cơ thể và gây ra các vấn đề nguy hiểm cho sức khoẻ. Bởi vậy, để rong biển phát huy tối đa những công dụng của mình, bạn hãy sử dụng một lượng vừa đủ nhé!
Bài viết trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp thắc mắc “Rong biển bị mốc có ăn được không?”. Mong rằng câu trả lời cùng những thông tin được đề cập sẽ hữu ích với tất cả mọi người.
Tú Anh
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com, vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.