Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sữa chua là một loại thực phẩm phổ biến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, do bảo quản hoặc quá trình lên men sản phẩm mà bạn có thể gặp phải tình trạng sữa chua bị nhớt. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu sữa chua bị nhớt có ăn được không?
Bạn có từng mở hộp sữa chua và phát hiện nó bị nhớt? Nếu có, bạn có thể thấy rằng nó không chỉ làm cho sữa chua trông kì lạ, mà còn khiến bạn băn khoăn liệu có nên ăn hay không? Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu xem sữa chua bị nhớt có ăn được không?
Khi sữa chua bị nhớt, việc phát hiện ra vẫn còn khá khó khăn nếu chỉ nhìn bên ngoài sản phẩm. Tuy nhiên, khi sử dụng muỗng để múc, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sữa chua có độ lỏng cao hơn bình thường và không có độ sánh mịn như thường. Điều này cũng dẫn đến sự dính vào nhau của các hạt sữa chua tạo thành những đường kéo dài.
Ngoài ra, khi thử ăn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị lạ và không ngon, đặc biệt là nếu sữa chua đã quá ngày sử dụng, sữa chua bị hư hoặc bị lưu trữ, bảo quản không đúng cách. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nên kiểm tra kỹ trước khi sử dụng sản phẩm sữa chua, đặc biệt là khi bạn phát hiện sữa chua bị nhớt.
Các nguyên nhân khiến sữa chua bị nhớt có thể là do nhiều yếu tố, bao gồm sữa chua không nguyên kem, sữa tươi bị pha thêm nước, sữa chua cái còn lạnh, dụng cụ bị nhiễm khuẩn và ủ thời gian quá lâu.
Đầu tiên, việc sử dụng sữa chua không nguyên kem để giảm cân là một trong những nguyên nhân khiến thành phẩm sữa chua bị nhớt. Bởi vì khi loại bỏ chất béo, sữa chua sẽ không đạt được tỷ lệ chuẩn và gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, nên sử dụng sữa chua nguyên kem để đảm bảo chất lượng sữa chua.
Thứ hai, sữa tươi bị pha thêm nước trong quá trình làm sữa chua cũng là một nguyên nhân khiến sữa chua bị nhớt. Điều này khiến cho sản phẩm không đủ liều lượng và tỉ lệ, gây ảnh hưởng đến chất lượng của sữa chua.
Thứ ba, khi làm sữa chua, sữa chua cái được lấy từ tủ đông vẫn chưa hết lạnh có thể làm sữa cái bị chảy nước, gây ảnh hưởng đến chất lượng của sữa chua. Do đó, nên để sữa cái ở bên ngoài trong khoảng thời gian 2 - 3 tiếng đồng hồ sau khi lấy ra từ tủ lạnh để sữa chua có thể đạt được chất lượng tốt nhất.
Thứ tư, dụng cụ làm sữa chua nếu không được tiệt trùng kỹ càng cũng có thể bị nhiễm khuẩn và gây ảnh hưởng đến độ ngon của sản phẩm. Bạn nên rửa sạch sẽ và tiệt trùng các loại dụng cụ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cuối cùng, việc ủ sữa chua quá lâu cũng là một nguyên nhân khiến sữa chua bị nhớt hoặc trở nên lỏng đi. Thông thường, men sữa sẽ hoạt động hiệu quả ở nhiệt độ 40 - 45 độ C và ủ trong vòng 4 - 5 tiếng. Vì vậy, nếu bạn quên canh thời gian, sữa chua có thể bị nhớt và không đạt thành phẩm.
Khi sữa chua bị nhớt, các men vi sinh vật không còn hoạt động hiệu quả và có thể gây tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, không nên ăn sữa chua bị nhớt để tránh các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu hay tiêu chảy. Bên cạnh đó, sữa chua bị nhớt cũng không còn giá trị dinh dưỡng đáng kể nào. Nếu bạn muốn sử dụng sữa chua làm nguyên liệu trong các món ăn khác, hãy chọn sữa chua mới và đảm bảo chất lượng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hướng dẫn cách làm sữa chua không bị nhớt như sau:
Nếu làm sữa vào mùa lạnh, bạn có thể bật chế độ giữ ấm để ủ sữa tốt hơn. Sau khi ủ, sữa chua thơm ngon và không bị nhớt sẽ sẵn sàng để thưởng thức.
Thúy Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.