Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Giải đáp thắc mắc: Có vắc-xin phòng viêm gan virus E không?

Ngày 09/04/2024
Kích thước chữ

Viêm gan E là một trong những dạng viêm gan siêu vi song lại có rất ít người biết đến căn bệnh này. Căn bệnh này không nguy hiểm như các bệnh viêm gan khác song khi đã biến chứng thì lại gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một câu hỏi đặt ra: Có vắc-xin phòng viêm gan virus E không?

Có vắc-xin phòng viêm gan virus E không vẫn luôn là câu hỏi được nhiều độc giả đặt ra. Để giải đáp được thắc mắc này, hãy theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé. Tuy nhiên, trước hết, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sơ qua về căn bệnh viêm gan virus E bạn nhé.

Tổng quan về bệnh viêm gan virus E

Viêm gan E là dạng viêm gan siêu vi gây ra bởi virus viêm gan E, được gọi tắt là HEV. Bệnh diễn tiến qua các giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh

Viêm gan E có thời gian ủ bệnh dao động trong khoảng từ 15 - 60 ngày tính từ thời điểm nhiễm virus. Tuỳ thuộc vào các yếu tố như sức đề kháng, cơ địa, lối sinh hoạt và thói quen ăn uống… mà thời gian ủ bệnh của mỗi người là khác nhau, song theo ước tính, trung bình thời gian ủ bệnh của viêm gan E là 40 ngày sau phơi nhiễm. Trong giai đoạn này, người bệnh gần như không có triệu chứng.

Giai đoạn khởi phát

Trong thời kỳ này, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có các biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn và sốt nhẹ… Tuy nhiên, các triệu chứng này lại rất giống với bệnh cảm cúm thông thường, do vậy mà người bệnh thường chủ quan và bỏ qua giai đoạn sớm của bệnh.

Giai đoạn toàn phát

Khi bước vào giai đoạn này, người bệnh sẽ có các triệu chứng rõ rệt, cụ thể:

  • Đau tức hạ sườn phải và xương khớp;
  • Sút cân nhanh chóng;
  • Nước tiểu sẫm màu, phân có màu bạc trắng;
  • Vàng mắt, vàng da;
  • Đường mật ở gan giãn, gan to;
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi…

Trên thực tế, các triệu chứng của bệnh thường kéo dài không quá 6 tuần và phần lớn các ca bệnh nếu có sức đề kháng tốt đều sẽ tự khỏi mà không cần đến can thiệp điều trị. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà bệnh tiến triển ác tính gây tổn thương và suy giảm chức năng gan nghiêm trọng thì tính mạng của người bệnh có nguy cơ cao bị đe doạ.

Giống với viêm gan A, căn bệnh này chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hoá và hầu như không lây nhiễm qua các con đường khác như đường máu, lây từ mẹ sang con và quan hệ tình dục không an toàn.

Giải đáp băn khoăn: Có vắc-xin phòng viêm gan virus E không? 1
Viêm gan E là dạng viêm gan siêu vi gây ra bởi virus viêm gan E

Có vắc-xin phòng viêm gan virus E không?

Có thể thấy rằng, viêm gan E tuy không quá nguy hiểm song lại có thể gây ra nhiều biến chứng sức khoẻ nguy hiểm nếu bệnh chuyển biến mãn tính. Vậy có vắc-xin phòng viêm gan virus E không?

Theo một số tài liệu, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đã phê duyệt một loại vắc-xin phòng ngừa viêm gan virus E, được phát triển bởi Xiamen Innovax có tên là Hecolin vào năm 2011. Tuy nhiên, do các nghiên cứu khoa học về loại vắc-xin này còn rất ít kèm theo chưa được sự công nhận của WHO về chất lượng, hiệu quả cũng như tính an toàn nên vắc-xin Hecolin vẫn chưa được FDA cũng như nhiều quốc gia khác chấp thuận.

Do vắc-xin phòng viêm gan E Hecolin chưa được chấp thuận tại các quốc gia, ngoại trừ Trung Quốc nên đến thời điểm hiện tại vẫn được tính là chưa có vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm gan virus E.

Trên thực tế, để ngăn ngừa căn bệnh viêm gan E, mỗi người có thể chủ động phòng bệnh bằng cách:

  • Giữ gìn vệ sinh nguồn nước sinh hoạt cũng như môi trường sống.
  • Xây dựng hệ thống xử lý rác thải để đảm bảo quy định về an toàn vệ sinh môi trường.
  • Nói không với các nguồn thực phẩm gây hại cho gan, các chất kích thích, đồ uống có ga…
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh, sau khi chế biến thực phẩm…
  • Luôn giữ nguyên tắc ăn chín uống sôi.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 3 - 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý về gan và có hướng can thiệp điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe không đáng có.
Giải đáp băn khoăn: Có vắc-xin phòng viêm gan virus E không? 2
Có vắc-xin phòng viêm gan virus E không? Hiện nay vẫn không có vắc-xin có thể ngăn ngừa virus này

Hướng chẩn đoán và điều trị viêm gan virus E

Bên cạnh câu hỏi có vắc-xin phòng viêm gan virus E không, hướng chẩn đoán và điều trị viêm gan E cũng là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm.

Như đã trình bày phía trên, viêm gan virus E có lây truyền song bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 2 - 6 tuần và đặc biệt là rất hiếm khi diễn biến thành mãn tính. Điều đáng lưu ý là viêm gan E một khi đã tiến triển sang giai đoạn mãn tính thì lại rất dễ thành ác tính và tàn phá gan một cách nhanh chóng.

Nếu không nhanh chóng loại bỏ virus viêm gan E ra khỏi cơ thể thì loại virus này sẽ sinh sôi rất nhanh và kích hoạt quá mức sự hoạt động của tế bào Kupffer, phóng sinh ra các chất làm tổn thương tế bào gan, dẫn đến xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Một câu hỏi đặt ra: Viêm gan E được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Chẩn đoán viêm gan virus E

Trên thực tế, triệu chứng điển hình của viêm gan E gần như tương tự với các dạng viêm gan virus khác. Do đó, chẩn đoán viêm gan E không thể chỉ đơn thuần dựa trên triệu chứng lâm sàng mà còn cần dựa trên sự phát hiện các kháng thể IgG và IgM đặc hiệu với virus viêm gan E trong huyết thanh của người bệnh.

Ngoài ra, xét nghiệm HEV - RNA cũng là một trong những phương pháp giúp phát hiện RNA của virus viêm gan E trong máu/phân của người bệnh. Tuy nhiên, loại xét nghiệm này chỉ được thực hiện tại những cơ sở xét nghiệm chuyên ngành.

Giải đáp băn khoăn: Có vắc-xin phòng viêm gan virus E không? 3
Xét nghiệm HEV là một trong những phương pháp giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh viêm gan E

Điều trị viêm gan virus E

Trên thực tế, đa số các trường hợp mắc viêm gan E đều tự khỏi mà không cần phải can thiệp điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc điều trị là cần thiết để có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Đối với viêm gan E cấp tính

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa phương pháp điều trị triệt để căn bệnh viêm gan E. Mục đích điều trị lúc nào chủ yếu là cái thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh một số liệu pháp hỗ trợ như:

  • Tăng cường nghỉ ngơi nhiều hơn;
  • Đảm bảo dinh dưỡng đủ chất và lành mạnh;
  • Nói không với rượu bia, thuốc lá và chất kích thích;
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào có nguy cơ gây tổn hại gan, nhất là các loại acetaminophen.

Đối với viêm gan E mạn tính

Tuy Ribavirin không nằm trong phác đồ chính thức để điều trị viêm gan virus E song việc sử dụng loại thuốc này ở liều thấp trong thời gian 3 tháng được chứng minh là có khả năng giảm tải lượng virus viêm gan E trong máu. Ngoài ra, trong một số trường hợp, Interferon cũng mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan E virus.

Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc trên đây khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Giải đáp băn khoăn: Có vắc-xin phòng viêm gan virus E không? 4
Ribavirin được chứng minh là có tác dụng làm giảm nồng độ virus viêm gan E trong máu

Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, cùng nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu với giá cả hợp lý, bình ổn: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online,... Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu được đào tạo chuyên nghiệp, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, đảm bảo việc tiêm chủng được thực hiện đúng quy trình và an toàn. Hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn và gia đình sự thuận tiện và an tâm khi tiêm chủng. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh căn bệnh viêm gan E mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hướng chẩn đoán cũng như điều trị đồng thời giải đáp được thắc mắc có vắc-xin phòng viêm gan virus E không.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin