Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Cúm B là gì? Bị cúm B bao lâu thì khỏi?

Ngày 15/12/2022
Kích thước chữ

Cúm B là một trong 3 loại cúm rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy triệu chứng của loại cúm này không nguy hiểm bằng cúm A và cúm C nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì cũng có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Vậy cúm B là gì? Bị cúm B bao lâu thì khỏi? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Bị cúm B bao lâu thì khỏi? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, nhất là những đối tượng đang mắc cúm B. Để có thể giải đáp chi tiết thắc mắc này, trước hết hãy cùng Nhà Thuốc tìm hiểu sơ lược về cúm B, triệu chứng của cúm B, nguyên nhân cũng như phác đồ điều trị cúm B bạn nhé!

Sơ lược về bệnh truyền nhiễm cúm B

Bệnh cúm B là gì? Nguyên nhân gây ra cúm B

Cúm B là một trong hai loại cúm mùa thường gặp ở nước ta hiện nay. Đây là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Influenza. Theo thống kê, có khoảng 25% số ca mắc cúm B hàng năm.

Khác với cúm A, virus cúm B chỉ có một chủng duy nhất và được phân loại thành hai dòng phổ biến bao gồm Victoria và Yamagata. Chủng virus này có đặc tính di truyền kháng nguyên ít thay đổi, nói cách khác là thay đổi chậm hơn so với các chủng virus cúm A.

Virus cúm B chỉ lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp thông qua giọt bắn trong không khí khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh hoặc tiếp xúc với bề mặt có virus sau đó đưa tay lên mũi, miệng và mắt.

Giải đáp thắc mắc: Cúm B là gì? Bị cúm B bao lâu thì khỏi? 1 Virus Influenza là virus gây nên bệnh cúm B

Triệu chứng của cúm B

Thời kỳ ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh của virus cúm B ngắn (khoảng 1 - 3 ngày) và rất khó nhận biết do ở giai đoạn này, các dấu hiệu bệnh thường không rõ ràng.

Thời kỳ toàn phát: Thường kéo dài khoảng 3 - 7 ngày với các triệu chứng sau:

  • Ho, đau và ngứa rát họng.
  • Sốt cao (nhiệt độ khoảng 39 - 40 độ C), có thể kèm theo rét run. Triệu chứng này có thể kéo dài đến 5 ngày.
  • Hắt hơi, sổ mũi.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Mệt mỏi, đau nhức cơ nhất là khi vận động.
  • Ngoài ra, người bệnh còn có thể kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn…

Thời kỳ lui bệnh: Các triệu chứng thuyên giảm dần.

Giải đáp thắc mắc: Cúm B là gì? Bị cúm B bao lâu thì khỏi? 2 Hắt hơi, sổ mũi là một trong những biểu hiện của cúm B

Biến chứng của bệnh cúm B

Cúm B tuy không nguy hiểm nhưng cũng vẫn có khả năng gây ra các biến chứng, trong đó biến chứng về hô hấp là biến chứng thường gặp nhất, bao gồm:

  • Viêm phổi tiên phát: Người bệnh có biểu hiện sốt cao (nhiệt độ trên 39 độ C) liên tục và kéo dài từ 3 - 5 ngày, hô hấp khó khăn kèm theo ho có đờm, run chân tay, da xanh tái. Nặng hơn có thể gây suy hô hấp, suy tuần hoàn.
  • Viêm phổi thứ phát: Thường gặp ở những đối tượng có tiền sử mắc các bệnh lý mạn tính, trẻ em, người có sức đề kháng yếu với tình trạng sốt cao trở lại sau khi đã hạ sốt được 2 - 3 ngày, đau tức ngực, hô hấp khó khăn kèm theo ho khạc đờm, mệt mỏi…

Ngoài ra, việc người bệnh nhiễm cúm B nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể làm trở nặng các bệnh lý nền từ đó gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như:

  • Biến chứng tim mạch: Viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, suy tuần hoàn…
  • Biến chứng thần kinh: Viêm màng não, viêm não, đa dây thần kinh, viêm não tủy…
  • Biến chứng đối với trẻ sơ sinh: Viêm tai giữa, nhiễm độc thần kinh…
  • Biến chứng đối với phụ nữ mang thai: Sảy thai, dị tật thai nhi…
Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất của bệnh cúm B Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất của bệnh cúm B

Bị cúm B bao lâu thì khỏi?

Như đã trình bày ở trên, cúm B có thời gian ủ bệnh từ 1 - 3 ngày, bệnh sẽ khởi phát và diễn biến sang thời kỳ toàn phát trong thời gian từ 3 - 7 ngày sau đó để có thể đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng bệnh cũng như thể trạng của mỗi người mà thời gian khỏi bệnh sẽ khác nhau.

Thông thường, các triệu chứng của cúm b sẽ thuyên giảm sau 1 tuần. Tuy nhiên, trên thực tế, có những người bệnh sốt kéo dài đến 5 ngày, những trường hợp người bệnh ho và mệt mỏi có thể kéo dài vài ngày thậm chí là vài tuần.

Do đó, khi mắc cúm B, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để quá trình lành bệnh diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn tránh những biến chứng khó lường.

Giải đáp thắc mắc: Cúm B là gì? Bị cúm B bao lâu thì khỏi? 4 Bị cúm B bao lâu thì khỏi?

Phương pháp phòng và điều trị cúm B

Phương pháp phòng bệnh cúm B

Để chủ động phòng chống cúm B, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày, thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (nếu có), nhất là sau khi ho hay hắt hơi, thường xuyên nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang nơi đông người.
  • Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế đến những nơi đông người, nhất là những nơi đang có dịch cúm B.
  • Khi có các biểu hiện như sốt, ho, hắt hơi liên tục… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và có các biện pháp điều trị kịp thời.
  • Cách tốt nhất để phòng bệnh cúm B đó là tiêm vắc xin cúm hàng năm.

Phương pháp điều trị cúm B

Về nguyên tắc điều trị cúm B:

  • Người bị cúm B hoặc nghi ngờ mắc cúm B phải được cách ly và khai báo cho cơ sở y tế gần nhất.
  • Đánh giá tình trạng và phân loại mức độ của bệnh.
  • Điều trị triệu chứng cho người bệnh như hạ sốt, giảm đau, giảm ho, bổ sung nước và điện giải…
  • Tuy kháng sinh không còn tác dụng với virus cúm B nhưng vẫn được dùng trong điều trị hay dự phòng ngăn ngừa các biến chứng thứ phát do virus cúm gây nên.
  • Ưu tiên điều trị tại cơ sở y tế nơi người bệnh sinh sống nếu cơ sở y tế này có đầy đủ cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị điều trị.

Phương pháp điều trị cúm B:

  • Hạ sốt: Uống thuốc hạ sốt. Theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên.
  • Sử dụng một số loại thuốc kháng virus như: Oseltamivir, zanamivir… Tuy nhiên, chỉ sử dụng các loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.
  • Tích cực bổ sung nước và điện giải. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày.
  • Nghỉ ngơi nhiều, đảm bảo phòng nghỉ thoáng mát và sạch sẽ.

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh bệnh truyền nhiễm cúm B. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể tự mình giải đáp được thắc mắc: Bị cúm B bao lâu thì khỏi? Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết mời trên trang web của Nhà Thuốc Long Châu bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin