Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc cúm B ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cúm B

Ngày 15/12/2022
Kích thước chữ

Cúm B là một bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp do virus gây ra. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp rất phổ biến. Trong thời điểm giao mùa, cúm B lây lan rất nhanh và trẻ em là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh. Liệu cúm B ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách nhận biết căn bệnh này ở trẻ em này như thế nào? Tiếp tục đọc bài viết dưới đây để biết thêm về cúm B ở trẻ em nhé!

Cúm B là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên thế giới. Một số nhóm tuổi sẽ dễ bị mắc cúm B hơn, bao gồm cả trẻ em. Cúm B nếu không được phát hiện kịp thời có thể khiến trẻ để lại nhiều biến chứng nặng nề. Cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu xem cúm B ở trẻ em có nguy hiểm không thông qua bài viết này.

Cúm B là bệnh gì?

Cúm là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên thế giới. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp rất phổ biến. Có 3 loại virus cúm là A, B và C được phân loại dựa trên cấu trúc của chúng

Cúm B là bệnh gì? Cúm B là bệnh gì?

Virus cúm B được xác định lần đầu tiên vào năm 1940. Chủng thứ 2 của virus cúm B được phát hiện vào năm 1983, và kể từ đó các đợt bùng phát cúm B thường xuyên xảy ra trên thế giới. Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, vậy nên cúm B có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa.

Những triệu chứng cúm B ở trẻ

Biểu hiện điển hình của cúm B ở trẻ em bao gồm các triệu chứng về đường hô hấp và một số biểu hiện toàn thân khác. Cúm B có thể xuất hiện dưới dạng viêm thanh khí phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi và bệnh sốt bắt chước nhiễm trùng máu do vi khuẩn.

Giải đáp thắc mắc cúm B ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cúm B 2 Những triệu chứng cúm B ở trẻ

Virus cúm B thường gây nhiễm trùng đường hô hấp với các biểu hơn ho, sốt, chảy nước mũi, đau cơ, ớn lạnh và mệt mỏi. Ngoài ra trong cơn sốt, trẻ có thể xuất hiện các cơn co giật. Bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 8 ngày. Trong những ngày đầu, cúm B thường diễn tiến rầm rộ.

Ngoài ra, cúm B cũng có thể gây ra một số tình trạng rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, việc phân biệt cúm với các bệnh sốt khác rất khó khăn nếu chỉ dựa vào các dấu hiệu kể trên. Cúm B được chẩn đoán chính xác khi trẻ được làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm khuếch đại acid nucleic (NAT) hoặc xét nghiệm RT – PCR. Vậy nên nếu phát hiện bất kì triệu chứng nào kể trên, bạn nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị cúm B kịp thời.

Giải đáp thắc mắc cúm B ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tần suất nhiễm cúm B cao nhất được cho là xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới một tuổi. Độ tuổi trung bình của trẻ em mắc bệnh do virus cúm B là 4,2 tuổi. Đây là độ tuổi rất quan trọng trong quá trình phát triển sau này của trẻ. Chính vì vậy, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ.

Giải đáp thắc mắc cúm B ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cúm B 3 Giải đáp thắc mắc cúm B ở trẻ em có nguy hiểm không?

Một vài biến chứng do virus cúm B gây ra:

  • Viêm não do virus cúm B dẫn đến di chứng thần kinh.
  • Viêm phổi nặng.
  • Các biến chứng về hệ thần kinh trung ương, tim, cơ hoặc thận.
  • Bội nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng huyết.
  • Suy hô hấp hoặc viêm phổi thứ phát.

Ngoài ra, virus cúm B cũng gây ảnh hưởng đến trẻ em đang mắc các bệnh ác tính tiềm ẩn như ung thư hạch, bệnh bạch cầu, khối u rắn hoặc rối loạn ống thận.

Tuy vậy, tiên lượng nói chung khi trẻ bị mắc cúm B là tốt khi được điều trị kịp thời. Một số trẻ có thể phải nhập viện từ 2 đến 8 ngày. Thời gian trẻ nằm viện trung bình là 3 ngày. Khoảng 80% trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên đã hồi phục và không có bất kì biến chứng nào. Tỷ lệ tử vong do virus B ở trẻ em thường rất thấp.

Làm thế nào để điều trị cúm B ở trẻ em?

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng và sức khỏe tổng thể của trẻ. Mục tiêu của việc điều trị là giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng.

Bác sĩ có thể kê các thuốc sau nếu trẻ bị cúm B:

  • Acetaminophen: Giúp cho trẻ giảm sốt và giảm bớt cơn đau nhức cơ.
  • Thuốc kháng virus: Việc sử dụng Oseltamivir (Tamilflu) sớm có thể làm giảm nguy cơ viêm phổi do virus. Ngoài ra, việc sử dụng Oseltamivir có thể làm giảm sự phát tán virus và giảm đáng kể các biến chứng do cúm B gây ra, đặc biệt là viêm tại giữa. Tuy nhiên, thuốc kháng virus có thể gây rối loạn tiêu hóa, khiến cho trẻ buồn nôn, nôn.

Thuốc kháng sinh không hiệu quả khi trẻ bị mắc cúm B. Tuy nhiên chúng có thể được sử dụng nếu trẻ bị viêm phổi do bội nhiễm. Song song với việc sử dụng các thuốc kể trên, trẻ cũng cần được điều trị giảm triệu chứng cho đến khi hết bệnh.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh cúm B?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm B là cho trẻ tiêm vaccine đầy đủ. Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi nên được tiêm chủng ngừa virus cúm A và virus cúm B. Việc đưa nhóm tuổi này vào chương trình tiêm chủng sẽ giúp giảm nguy cơ nhập viện nếu trẻ mắc bệnh cúm. Vì không có vaccine cúm được cấp phép cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi, bà mẹ có thể tiêm vaccine thay thế trong thời kỳ mang thai và tiêm vaccine cúm ngay sau khi sinh, làm giảm nguy cơ lây bệnh cúm cho trẻ.

Giải đáp thắc mắc cúm B ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cúm B 4 Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm B là cho trẻ tiêm vaccine đầy đủ

Vaccine cúm thường được tiêm dưới dạng tiêm bắp. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được tiêm tại bắp đùi. Ở trẻ lớn hơn, thuốc sẽ được tiêm vào bắp tay.

Nên tiêm phòng càng sớm càng tốt nếu trẻ gặp các tình trạng sau đây:

  • Bệnh lý tim hoặc phổi mãn tính.
  • Rối loạn thận hoặc gan.
  • Hệ thống miễn dịch yếu do HIV/AIDS, dùng steroid lâu dài hoặc đang phải dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch khác.
  • Các rối loạn về máu.

Một số tác dụng phụ của vaccine có thể giống như các triệu chứng cúm nhẹ. Nhưng vaccine không gây ra bệnh cúm. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi trẻ tiêm vaccine bao gồm:

  • Đau nhức ở vị trí tiêm thuốc (bắp tay hoặc bắp chân).
  • Nhức đầu, sốt nhẹ trong khoảng 1 ngày sau tiêm.
Giải đáp thắc mắc cúm B ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cúm B 5 Đau nhức ở vị trí tiêm vaccine cúm B là tác dụng phụ hay gặp

Ngoài vaccine cúm, bạn có thể làm những việc khác để giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh cúm như hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh, cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng.

Vậy là bạn đã cùng Nhà Thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc cúm B ở trẻ em có nguy hiểm không? Nhà Thuốc Long Châu rất vui khi được đồng hành cùng bạn trong việc tìm hiểu các vấn đề y khoa thường thức. Chúc bạn đọc có một ngày làm việc năng động và hiệu quả!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin