Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Giải đáp thắc mắc: Lưu huỳnh trị mụn có tốt không?

Ngày 28/02/2023
Kích thước chữ

Lưu huỳnh hay còn gọi là diêm sinh được coi là một chất trị mụn phổ biến trong nhiều thế kỷ. Vậy lưu huỳnh trị mụn có tốt không, hãy cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Sử dụng lưu huỳnh để điều trị mụn trứng cá là một trong những phương pháp điều trị lâu đời nhất. Lưu huỳnh được sử dụng để chăm sóc da và các vết mụn trứng cá vì khả năng kháng khuẩn, chống viêm và làm xẹp mụn nhanh chóng. Sản phẩm với thành phần chính là lưu huỳnh đã tạo ra sự khác biệt lớn khi thoa lên sẹo mụn, mụn viêm, mụn mủ…

Sử dụng lưu huỳnh để điều trị mụn trứng cá là một trong những phương pháp điều trị lâu đời Sản phẩm có thành phần lưu huỳnh để điều trị mụn trứng cá

Lưu huỳnh trong mỹ phẩm là gì?

Lưu huỳnh là một nguyên tố có nhiều trong tự nhiên ở các vùng núi lửa. Lưu huỳnh tinh khiết cũng được tìm thấy trong các khoáng chất khác như thạch cao hoặc muối epsom, được sử dụng phổ biến nhất ở dạng axit sunfuric.

Trong tự nhiên, nó có thể xuất hiện dưới dạng một nguyên tố đơn lẻ hoặc trong các khoáng chất sulfur và sulfate màu vàng chanh. Đây là nguyên tố phổ biến thứ ba trong cơ thể con người sau canxi, phốt pho và có mặt trong nhiều axit amin. Theo nghiên cứu, lưu huỳnh từ lâu đã được sử dụng để điều trị các bệnh về da như viêm da, gàu, mụn trứng cá đỏ và mụn cóc.

Về nồng độ lưu huỳnh thường dùng trong mỹ phẩm, tùy theo tình trạng mụn của da sẽ có nồng độ lưu huỳnh sử dụng phù hợp. Các chuyên gia cho biết, sau khi làm sạch và lau khô da, người dùng có thể thoa sản phẩm chứa lưu huỳnh 2% và 5% lên vùng da bị mụn vào mỗi buổi sáng và tối cho đến khi mụn biến mất. Đối với các sản phẩm chứa trên 5% lưu huỳnh, bạn nên tham khảo ý kiến ​​hoặc theo đơn của bác sĩ.

Lưu huỳnh trị mụn có tốt không?

Công dụng của lưu huỳnh trong trị mụn và chăm sóc da

Lưu huỳnh giúp các tế bào của chúng ta sử dụng oxy hiệu quả, giúp tóc chắc khỏe. Lưu huỳnh được sử dụng trong nhóm thành phần trị mụn do những công dụng sau:

Loại bỏ tế bào chết

Lưu huỳnh là một chất tiêu sừng giúp thúc đẩy quá trình bong tróc của các tế bào da chết, làm mềm và mỏng lớp biểu bì, ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc nghẽn và giúp làm sạch mụn trứng cá.

Diệt khuẩn

Lưu huỳnh cũng là chất khử trùng, chống viêm và trị mụn trứng cá tốt vì nó giúp tiêu diệt nấm hiệu quả, nhất là nấm men gây ra các tổn thương như mụn trứng cá. Lưu huỳnh còn điều trị các bệnh ngoài da khác do nấm men gây ra như viêm da đầu, viêm da tiết bã, chàm…

Giảm bã nhờn

Một trong những công dụng siêu việt của lưu huỳnh là giúp làm khô bề mặt da, hút dầu thừa gây mụn, làm khô tế bào chết và giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.

Lưu huỳnh giúp làm khô bề mặt da, hút dầu thừa gây mụn và giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn Lưu huỳnh hút dầu thừa gây mụn và lỗ chân lông thông thoáng hơn

Ngăn ngừa và giảm khả năng nhiễm trùng do mụn

Tác dụng tiêu sừng của lưu huỳnh cũng làm cho nó trở thành một chất chống mụn trứng cá hiệu quả. Khi bị oxy hóa trên da, lưu huỳnh sẽ trở thành axit sunfurơ, một chất kháng khuẩn nhẹ, làm giảm vi khuẩn và có thể ngăn ngừa nhiễm trùng do mụn. Đây là hoạt chất cực kỳ hữu ích và cần thiết cho chị em trong việc trị mụn.

Nhưng bạn nên lưu ý rằng lưu huỳnh chỉ hiệu quả nhất với các loại mụn nhẹ như mụn đầu trắng, mụn đầu đen. Trước khi chọn sử dụng các sản phẩm có chứa lưu huỳnh, bạn nên xác định loại mụn mà mình đang gặp phải.

Một số tác dụng phụ khi sử dụng lưu huỳnh trị mụn

Cũng giống như các thành phần trị mụn khác, không có gì là hoàn hảo và phù hợp với tất cả mọi người. Việc sử dụng lưu huỳnh không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Dị ứng da

Do tính chất hóa học mạnh của lưu huỳnh, nó có thể gây kích ứng da quá mức như đỏ, sưng, ngứa và đóng vảy. Điều này xảy ra là do khả năng đẩy nhanh sự phát triển của tế bào da. Nếu bạn thường xuyên bị phát ban và cháy nắng, lưu huỳnh có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề này.

Do đó, bạn nên thử trước một lượng nhỏ sản phẩm có chứa lưu huỳnh trên vùng da cánh tay. Nếu cơ địa thử an toàn thì mới dùng cho mặt, ngoài ra bạn nên tăng dần tần suất sử dụng, lúc đầu chỉ dùng 1 lần mỗi ngày, sau đó tăng dần lên 2 hoặc 3 lần một ngày.

Thay đổi sắc tố da

Nhiều người nhận thấy rằng việc sử dụng các sản phẩm có hàm lượng lưu huỳnh cao có thể dẫn đến những thay đổi rõ rệt về màu da. Những vùng da được điều trị bằng lưu huỳnh xuất hiện sắc tố trắng hoặc xám tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Sử dụng các sản phẩm có hàm lượng lưu huỳnh cao có thể dẫn đến những thay đổi rõ rệt về màu da Sử dụng các sản phẩm có hàm lượng lưu huỳnh thay đổi rõ rệt về màu da

Phản ứng kích ứng

Những loại phản ứng dị ứng này có thể là phát ban hoặc các phản ứng nghiêm trọng hơn như sưng mặt, nổi mề đay hoặc khó thở. Lưu huỳnh thường được kết hợp với natri sulfacetamide, vì vậy những người có tiền sử dị ứng với thuốc sulfa nên tránh sự kết hợp này vì nó có thể dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng hơn.

Đối với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm có chứa lưu huỳnh. Theo FDA, lưu huỳnh có thể có ảnh hưởng đến thai nhi trong các nghiên cứu trên động vật, nhưng không có nghiên cứu cụ thể nào cho thấy kết quả tương tự ở người.

Đến đây, hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về một hoạt chất khác trong mỹ phẩm là lưu huỳnh và trả lời được thắc mắc lưu huỳnh trị mụn có tốt không. Mặc dù lưu huỳnh có thể được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, nhưng tốt nhất bạn nên bổ sung hợp chất này bằng dinh dưỡng và thực phẩm toàn phần. Bên cạnh đó, bạn hãy kiên nhẫn với phương pháp điều trị bằng lưu huỳnh và theo dõi làn da của bạn xem có bất kỳ thay đổi nào không nhé.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin