Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lao phổi là một trong số những bệnh lý về đường hô hấp thường khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Một trong số những vấn đề thắc mắc được khá nhiều người quan tâm đó là “Mẹ bị lao phổi có cho con bú được không?”
Để được giải đáp vấn đề “Mẹ bị lao phổi có cho con bú được không?”, bạn hãy theo dõi nội dung chi tiết ở phần dưới bài viết sau.
Lao là một căn bệnh được gây ra bởi vi trùng Mycobacterium tuberculosis. Bệnh khiến cho phổi và một số cơ quan khác trong cơ thể bị phá hủy và có thể làm cho mức độ bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. Đối với phụ nữ đang mang thai, bệnh lao là một căn bệnh được đánh giá khá nguy hiểm. Nó có thể khiến cho thai nhi bị chết lưu, sảy thai, suy thai.
Bệnh lao phổi thường rất dễ lây lan thông qua con đường hô hấp, do đó mà các loại vi trùng lao rất dễ để phát tán vào trong không khí. Bệnh lao không có khả năng lây lan qua những đồ vật ở trong nhà như bát đũa, đồ đạc, chăn màn, điện thoại hay quần áo. Chính vì vậy, người bệnh không nhất thiết phải sử dụng đồ đạc riêng.
Sau khi vừa mới sinh con, sản phụ sẽ rất có thể mắc phải những thể lao nặng hơn lao màng não, lao kê. Những thể lao nặng này có thể khiến cho người bệnh gặp phải các triệu chứng như sốt cao kéo dài.
Theo kinh nghiệm cho thấy, những trường hợp phụ nữ sau khi sinh con xong đã bị sốt thì khi tiến hành chụp phim phổi thì đã phát hiện thấy nhiều trường hợp bị tổn thương lao kê. Chình vì vậy, phụ nữ sau khi sinh con nên chụp phim phổi để kiểm tra nhằm phát hiện sự tổn thương tại phổi.
Nếu như trực khuẩn lao càng nhiều thì khả năng bệnh lao lây từ mẹ sang con sẽ càng lớn. Nhất là trong trường hợp trong đờm của trực khuẩn lao thường tồn tại lâu hơn ở trong nước bọt và những chất khạc khác. Chính vì vậy, những người ở chung với người mắc bệnh lao sẽ có khả năng lây bệnh cao hơn so với người tiếp xúc ít.
Vậy mẹ bị lao phổi có cho con bú được không? Đối với những bà mẹ vẫn còn vi khuẩn lao ở trong đờm thì nên tránh không cho bé uống sữa khi mẹ đang bị lao phổi. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thực hiện việc cách ly để hạn chế nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm cho trẻ. Mẹ không nên ôm hôn, chăm sóc trẻ hay có những cử chỉ thân mật bởi sẽ khiến cho các loại vi khuẩn gây bệnh lan truyền trực tiếp từ mẹ sang con.
Đặc biệt, bé thường ngày được mẹ bế bồng, chăm sóc sẽ có nguy cơ lây bệnh lao phổi từ mẹ vô cùng lớn. Do đó, nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bé trong thời gian mẹ đang mắc bệnh.
Khi bệnh nhân lao phổi giao tiếp, nhất là khi ho hoặc hắt hơi, họ sẽ bắn ra xung quanh rất nhiều hạt đờm nhỏ có chứa một số vi khuẩn lao, khiến một tỷ lệ lớn trẻ em sống gần nguồn lây sẽ bị nhiễm lao. Vì vậy, trẻ đang bú sữa có mẹ đang mặc bệnh lao phổi, khi ho ra vi khuẩn sẽ có nguy cơ bị lây nhiều nhất.
Sau khi vừa mới sinh con, mẹ cần được nghỉ ngơi và tăng cường ăn uống đủ chất để sức khỏe được phục hồi trở lại. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị bệnh lao để không cho vi khuẩn lao kháng thuốc. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng nên tiêm phòng vắc xin BCG.
Để điều trị lao phổi sau sinh, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp điều trị sau:
Phương pháp điều trị nhiễm lao ở dạng tiềm ẩn
Đối với phụ nữ bị nhiễm lao ở dạng tiềm ẩn thì sẽ được chỉ định việc điều trị để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lý. Theo đó, một số loại thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn lao ở dạng tiềm ẩn phải kể đến như Rifapentine (RPT), Isoniazid (INH), Rifampin (RIF)...
Phương pháp điều trị bệnh lao
Người bệnh có thể điều trị bệnh lao bằng những loại thuốc khác nhau trong thời gian từ 6 đến 9 tháng. 10 loại thuốc trị lao đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt sử dụng phải kể đến như Pyrazinamide (PZA), Rifampin (RIF), Ethambutol (EMB), Isoniazid (INH).
Sau đây là phác đồ điều trị thông thường của bệnh lao:
Mẹ bị lao phổi có cho con bú được không? Vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp qua phần trên của bài viết. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ bú khi bản thân mình đang bị lao phổi nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...