Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Rách tầng sinh môn có tự lành lại được không?

Ngày 22/08/2022
Kích thước chữ

Rách tầng sinh môn là một “sự cố” không mong muốn đối với các thai phụ chuẩn bị sinh con. Tình trạng này xảy ra tương đối phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, rất nhiều các mẹ bỉm sau sinh luôn lo lắng và thắc mắc rằng, liệu rách tầng sinh môn có tự lành không?

Rách tầng sinh môn thường chỉ xuất hiện khi phụ nữ mang thai đã đến giai đoạn chuyển dạ. Tại giai đoạn chuyển dạ, các lớp cơ, da bên trong và xung quanh âm đạo đều rất nhạy cảm, căng và mỏng nên rất dễ bị rách nhằm mở rộng lối ra cho em bé chào đời dễ dàng hơn. Đây là tình trạng phổ biến và không quá nguy hiểm đến sức khỏe người mẹ. Tuy nhiên, nếu rách tầng sinh môn quá sâu nhưng không có biện pháp xử lý phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.

Rách tầng sinh môn có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân như từ phía người mẹ, thai nhi, người hộ sinh và cả các thủ thuật can thiệp sản khoa. Vậy vết rách tầng sinh môn này có thể tự lành không?

Nguyên nhân bị rách tầng sinh môn là gì?

Khi “vượt cạn” thành công, đó là sự nỗ lực rất lớn của mẹ, bé và cả các y bác sĩ hộ sinh. Sản phụ khi sinh thường không chỉ phải đối mặt với những cơn đau lúc chuyển dạ mà còn đứng trước nguy cơ rách tầng sinh môn. Dưới đây là những nguyên nhân mà bạn đọc có thể tham khảo:

Giải đáp thắc mắc: Rách tầng sinh môn có tự lành không?1 Có nhiều nguyên nhaann gây ra tình trạng rách tầng sinh môn khi sinh

Nguyên nhân rách tầng sinh môn từ phía người mẹ

Dưới đây là những nguyên nhân đến từ người mẹ có thể rách tầng sinh môn khi sinh:

  • Tầng sinh môn thường dài trong khi âm đạo lại hẹp.
  • Khi tầng sinh môn có sẹo từ đợt sinh trước như chất lượng khâu không tốt.
  • Tầng sinh môn bị phù nề do chuyển dạ lâu và do nhiễm độc thai nghén.
  • Do người mẹ sinh con so khi tuổi đã cao.

Nguyên nhân rách tầng sinh môn từ phía thai nhi

Dưới đây là nguyên nhân rách tầng sinh môn đến từ thai nhi mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Khi kích thước và trọng lượng thai nhi quá to.
  • Khi thai nhỏ nhưng sổ quá nhanh khiến cho tầng sinh môn không giãn nở kịp.
  • Do ngôi thai bất thường.

Các nguyên nhân rách tầng sinh môn khác

Ngoài nguyên nhân do chính người mẹ và thai nhi, việc người hộ sinh có kỹ thuật đỡ đầu không tốt, không hướng cho mặt em bé ngửa chậm từ từ, không giúp cho đầu bé cúi hết, kỹ thuật đỡ vai sau thực hiện chưa đúng... Ngoài ra, khi người hộ sinh nếu không phối hợp tốt với người mẹ, hướng dẫn người mẹ biết cách rặn đẻ thì nguy cơ cao tầng sinh môn có thể sẽ bị rách nhiều.

Rách tầng sinh môn có tự lành không?

Tùy thuộc vào từng loại nguyên nhân cụ thể mà mức độ rách ít hay nhiều có thể xảy ra, nếu rách tầng sinh môn chỉ ở cấp độ nhẹ, có thể sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến tình trạng sức khỏe người mẹ. Tuy nhiên, nếu rách tầng sinh môn cấp độ nghiêm trọng, có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh.

Khi vết rách càng phức tạp thì khả năng liền sẹo càng khó khăn và có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm sau sinh. Nếu vết rách chỉ đơn giản thì vẫn có thể tự lành tuy nhiên dễ bị chậm lành vết thương và hình thành sẹo xấu. Vì vậy, nếu bạn đang có vấn đề về rách tầng sinh môn, hãy nhanh chóng đến ngay bệnh viện để bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương của tầng sinh môn và có phương án xử trí giúp tầng sinh môn phục hồi bạn nhé.

Giải đáp thắc mắc: Rách tầng sinh môn có tự lành không?2 Rách tầng sinh môn có tự lành không là thắc mắc của rất nhiều người

Biến chứng rách tầng sinh môn khi sinh là gì?

Một số các biến chứng nặng có thể xuất hiện ở sản phụ khi bị rách tầng sinh môn:

Biến chứng nhiễm trùng sau sinh

Khi quá trình sinh nở diễn ra quá lâu, kết hợp với các y bác sĩ vệ sinh và khâu vết thương không cẩn thận, sản phụ không kiêng cữ đúng cách sau sinh... có thể là yếu tố có thể tác động làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương tầng sinh môn sau sinh.

Biến chứng xảy ra với bàng quang, ruột và cơ quan sinh dục

Biến chứng của trường hợp rách tầng sinh môn độ 3 và độ 4 (cấp độ được bác sĩ đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định) có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bàng quang, ruột và cơ quan sinh dục nữ. Một số trường hợp có thể bị ảnh hưởng ngắn hạn trong một vài tháng sau sinh, tuy nhiên một số ít trường hợp có thể ảnh hưởng vĩnh viễn một số chức năng.

Rách tầng sinh môn gây rò trực tràng và âm đạo

Mặc dù rò trực tràng và âm đạo là biến chứng rất hiếm gặp, tuy nhiên tác hại mà biến chứng gây ra rất lớn, có thể ảnh hưởng cả về mặt tinh thần cũng như sức khỏe người mắc phải. Một ống liên kết giữa trực tràng và âm đạo có thể gây ra hiện tượng phân và hơi dư từ trực tràng đi qua ngõ âm đạo. Sản phụ nếu gặp phải dấu hiệu bất thường cần phải tìm tới bác sĩ để được điều trị sớm nhất có thể, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng không mong muốn.

Giải đáp thắc mắc: Rách tầng sinh môn có tự lành không?3 Rách tầng sinh môn gây rò trực tràng và âm đạo là biến chứng nguy hiểm nhưng hiếm gặp

Một số lưu ý cho sản phụ khi bị rách tầng sinh môn

Bệnh nhân cần phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường nếu có và tìm tới sự trợ giúp của các y bác sĩ nhằm chữa trị và ngăn ngừa tình trạng biến chứng nặng hơn. Không những thế, mỗi người mẹ khi sinh con đều cần phải tìm hiểu thêm về tình trạng rách tầng sinh môn để có thể phòng ngừa tối đa nguy cơ xuất hiện biến chứng nghiêm trọng không may có thể diễn ra. Dưới đây là những lưu ý dành cho sản phụ khi bị rách tầng sinh môn:

  • Không được quan hệ tình dục sau sinh trong khoảng thời gian ít nhất 6 tuần. Trong trường hợp rách tầng sinh môn độ 3 và độ 4, có thể phải kiêng cữ lâu hơn. Cần đảm bảo vết thương đã lành lại hoàn toàn, nếu có một số dấu hiệu như bị đau nhức khó chịu khi quan hệ cần phải liên hệ ngay tới bác sĩ điều trị.
  • Sản phụ có thể tắm rửa mỗi ngày nhưng không được ngâm mình hoặc bơi lội khi vết thương chưa lành.
  • Sản phụ nên vận động nhẹ nhàng sau sinh nhằm giúp cải thiện lưu thông máu, giảm đau và giảm sưng tấy.
  • Nên xây dựng chế độ ăn uống hạn chế chất xơ vài ngày đầu sau sinh. Sau vài ngày đầu, cần bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả tươi để chất lượng phân tốt hơn.
Giải đáp thắc mắc: Rách tầng sinh môn có tự lành không?4 Cần bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả tươi để chất lượng phân tốt hơn

Trên đây là lời giải đáp thắc mắc cho vấn đề rách rầng sinh môn có tự lành không hi vọng làm hài lòng bạn đọc. Rách tầng sinh môn khi sinh xảy ra tương đối phổ biến và có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm. Do đó, mẹ bầu trước khi sinh nên tìm những khóa học tiền sản nhằm có những kinh nghiệm giúp quá trình “vượt cạn” xảy ra thành công hơn nhé!

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin