Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người quan tâm đến thời gian tẩy nốt ruồi bao lâu thì sẽ bong vảy. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng, thời điểm bong tróc da và cách chăm sóc sau khi tiến hành tẩy nốt ruồi hiệu quả!
Sau khi tẩy nốt ruồi chắc hẳn nhiều bạn sẽ quan tâm đến vấn đề tẩy nốt ruồi bao lâu thì bong vảy? Thời gian bong vảy thông thường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, kỹ thuật tẩy nốt ruồi, chế độ chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi,…
Theo các chuyên gia da liễu, vùng da bị tẩy nốt ruồi thường tự lành và bong ra trong khoảng 2 - 3 ngày sau khi điều trị. Sau khoảng 7 - 14 ngày (1 - 2 tuần) hoặc thậm chí 3 tuần, da bắt đầu bong vảy. Bạn nhất định không được tự ý bóc vảy vì có thể để lại sẹo thâm hoặc lõm trên vùng da đang bị tổn thương nhé. Hãy để lớp vảy tự bong ra theo cơ chế làm lành tự nhiên của vết thương cho đến khi vùng da đó lành hẳn. Vì vậy, 2 - 3 tuần là câu trả lời cho câu hỏi tẩy nốt ruồi bao lâu thì bong vảy. Bên cạnh đó, thời gian lành vết thương ngoài da nhỏ này có thể khác nhau tùy từng bệnh nhân và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:
Cơ địa của bệnh nhân: Người trẻ tuổi có sức khỏe tổng thể ổn định thì làn da sẽ nhanh lành hơn.
Độ sâu và kích thước của nốt ruồi: Nốt ruồi càng lớn và càng cần tẩy sâu thì thời gian lành càng lâu.
Các phương pháp tẩy nốt ruồi như bắn lazer, đốt điện, bôi hóa chất lên nốt ruồi, tiểu phẫu hay các mẹo dân gian: Mỗi phương pháp đều có thể gây tổn thương nhất định cho vùng da điều trị, tổn thương càng nhiều thì càng cần thời gian lâu hơn để lành hẳn.
Chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi: Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bong vảy sẽ tùy thuộc vào việc bạn có xử lý vết thương đúng cách hay không. Điều trị đúng cách và toàn diện sẽ thúc đẩy quá trình lành vết thương trên da nhanh hơn.
Nếu bạn biết rõ tẩy nốt ruồi bao lâu thì bong vảy, thì bạn cũng biết rằng điều trị sau khi tẩy nốt ruồi sẽ tăng tốc độ hồi phục. Trong thời gian này, bạn nên thực hiện các phương pháp chăm sóc da hợp lý để da nhanh lành và không để lại sẹo.
Sau khi tẩy nốt ruồi, da thường bị tổn thương và nhạy cảm hơn. Do đó, bạn phải giữ cho vùng da này khô thoáng trong vòng 24 giờ, không để vết thương dính hay thấm nước, tránh tình trạng huyết thanh lỏng sẽ gây vỡ mạch máu dưới da và gây đau rát da vô cùng khó chịu.
Ngay cả khi bạn không để vùng da vừa tẩy bị ướt, bạn vẫn cần giữ cho khu vực đó sạch sẽ, không dính bụi bẩn. Do đó, bạn nên vệ sinh cẩn thận vùng da này bằng bông y tế thấm dung dịch sát khuẩn như muối pha loãng, muối sinh lý,... rồi sau đó bạn lau nhẹ vùng da đang tổn thương.
Nếu muốn làn da sau khi tẩy nốt ruồi không để lại sẹo và thâm, bạn nên bôi kem tái tạo da và kem làm lành sẹo có chứa axit hyaluronic hay vitamin E, C. Các thành phần này kích thích sản sinh collagen và elastin giúp da tái tạo và làm đầy những vùng da bị thiếu hụt collagen sau khi tẩy nốt ruồi. Điều này hạn chế tình trạng để lại sẹo lõm sau khi tẩy nốt ruồi.
Bên cạnh chăm sóc da cẩn thận thì việc bảo vệ da cũng là một lưu ý quan trọng trong danh sách những việc bạn nên làm sau khi tiến hành tẩy nốt ruồi. Thoa kem chống nắng có thể bảo vệ khỏi tia cực tím như SPF50++ và che chắn cẩn thận để da không tiếp xúc với ánh nắng, tia UV, không khí ô nhiễm, khói bụi ngoài trời tại vùng điều trị. Đặc biệt trong giai đoạn da non, bạn càng phải chú ý đến giai đoạn này, bởi nếu da không được bảo vệ cẩn thận rất dễ tăng sắc tố gây sạm da, nứt nẻ.
Chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quá trình lành vết thương, hình thành lớp vảy và hồi phục vết thương sau khi tẩy nốt ruồi. Nếu vô tình ăn phải những thực phẩm nên tránh sau khi tẩy nốt ruồi thì sẽ rất dễ để lại sẹo thâm, sẹo lồi gây ngứa ngáy hoặc viêm nhiễm, dị ứng da. Do đó, sau khi tẩy nốt ruồi cần tránh một số thực phẩm như thịt gà, vịt, thịt bò, nước tương, rau muống, đồ nếp, hải sản, thịt dê và các chất kích thích,… để vết thương nhanh lành mà không để lại sẹo, thâm da không mong muốn.
Xem thêm: Ăn gì để không bị sẹo to, sẫm màu trên da?
Không nên tự ý bóc lớp vảy sau khi tẩy nốt ruồi. Vì điều này có thể để lại sẹo lõm hoặc sẹo thâm, vì nếu lớp vảy chưa bong ra có nghĩa là da chưa lành hẳn. Vậy nên, da cần được bong ra tự nhiên theo cơ chế tự làm lành vết thương của nó.
Bên cạnh vấn đề tẩy nốt ruồi bao lâu thì bong vảy, thì cũng có rất nhiều thắc mắc thường gặp sau khi tẩy nốt ruồi như:
So với những thông tin đã nêu ở trên thì sau khi tẩy nốt ruồi chúng ta tuyệt đối không được để nước dính vào vết thương để tránh vết thương bị đau, tổn thương, lâu bong tróc và lâu hồi phục. Vì vậy, sau khi tẩy nốt ruồi, bạn không nên rửa mặt trực tiếp với nước mà phải đợi khoảng 4 ngày cho đến khi vết thương lành hẳn mới được rửa mặt bình thường. Trong thời gian này, bạn có thể dùng khăn bông thấm nước ấm và vắt ráo nước rồi lau các vùng da khác, tránh chạm vào vùng da vừa tẩy nốt ruồi.
Như đã đề cập bên trên, chúng tôi đã chia sẻ đến trường hợp khi tẩy nốt ruồi, lớp da đóng vảy thường để lại vết lõm nhưng nếu vết lõm không quá to, không quá sâu và bạn chăm sóc nó cẩn thận thì vết lõm sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.
Hi vọng những thông tin trên đây mà Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho bạn sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi tẩy nốt ruồi bao lâu thì bong vảy và bao lâu vết thương sẽ lành. Ngoài những lời khuyên trên, bạn hãy nhờ bác sĩ hướng dẫn thêm cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi đúng cách và hiệu quả nhé!
Xem thêm: Chuyên gia giải đáp tẩy nốt ruồi có đau không?
Nga Linh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.