Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mời mẹ cùng tìm hiểu tất cả thông tin liên quan đến túi trữ sữa: có phải rửa túi trữ sữa trước khi dùng, có thể dùng lại không, có phải tiệt trùng không,...
Để đảm bảo chất lượng sữa được đựng trong những chiếc túi trữ sữa, ngoài việc lựa chọn sản phẩm chính hãng, an toàn thì việc sử dụng túi trữ sữa đúng cách cũng là một việc rất quan trọng. Vậy túi trữ sữa có phải tiệt trùng không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách sử dụng túi trữ sữa cho bé một cách an toàn nhé!
Túi đựng sữa là người bạn đồng hành cùng máy hút sữa và có thể bảo quản để bé dùng dần. Túi đựng sữa được làm từ nhựa cao cấp, không chứa BPA an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có các loại 150ml, 210ml, 280ml và nhiều dung tích khác nhau,... tùy theo sự lựa chọn của mẹ cho phù hợp với lượng sữa mà mẹ muốn cho bé bú. Đồng thời, túi được thiết kế để bảo quản trong tủ lạnh được lâu, tiết kiệm diện tích hơn so với việc sử dụng bình trữ sữa.
Túi trữ sữa đã được tiệt trùng ngay từ đầu theo tiêu chuẩn quy định của cơ quan chức năng và nhà sản xuất, mẹ không cần phải tiệt trùng túi trữ sữa. Thậm chí, việc mẹ tác động vào túi trữ sữa có thể khiến túi trữ sữa bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo được chất lượng bảo quản của sữa mẹ.
Đặc điểm này khác với các loại sản phẩm bảo quản bình sữa như bình thủy tinh, nhựa là mẹ phải tiệt trùng bình sữa mỗi khi sử dụng.
Để đảm bảo sử dụng túi trữ sữa mẹ đúng cách, an toàn và tránh nhiễm khuẩn, mẹ cần lưu ý những bước sau:
Để bảo quản sữa mẹ hiệu quả nhất, mẹ cần bảo quản túi trữ sữa trong tủ lạnh. Tùy theo nhiệt độ mà thời gian bảo quản có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng:
Tuy nhiên, trên thực tế, mẹ không nên cho con sử dụng túi trữ sữa đã bảo quản quá lâu và hết hạn sử dụng, vì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
Vì sữa mẹ ở dạng lỏng và nở ra theo nhiệt độ nên khi đặt sữa mẹ hãy đảm bảo chừa khoảng 2,5 cm ở đầu túi trữ sữa. Điều này sẽ giúp túi trữ sữa không bị bung ra khi cấp đông và hâm nóng.
Ghi thời gian vắt sữa trên túi rất quan trọng. Việc ghi thời gian trên túi có thể giúp mẹ biết được sữa để được bao lâu, đồng thời ưu tiên túi sữa đã vắt lâu rồi mới đến túi mới để đảm bảo chất lượng sữa luôn được đảm bảo khi trẻ sử dụng.
Một mẹo nhỏ giúp quá trình chọn túi trữ sữa dễ dàng hơn cho các mẹ, mẹ hãy sắp xếp các túi trữ sữa theo nguyên tắc sau: túi cũ mẹ để ở phía ngoài, túi mới hút vắt sữa mẹ để ở phía trong.
Điều này sẽ rất tiện lợi khi sử dụng và các mẹ sẽ không còn phải kiểm tra thời gian của từng túi trữ sữa để chọn túi nào dùng trước.
Trộn sữa mẹ mới vắt với sữa mẹ đông lạnh đã để trong ngăn đá hoặc tủ lạnh có thể dẫn đến sữa mẹ được bảo quản không còn giữ được nhiệt độ dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn.
Hơn nữa, sữa đã được vắt trước đương nhiên sẽ có hạn sử dụng khác với sữa vừa được vắt ra. Mỗi lần vắt mẹ nên cho vào một túi riêng để an toàn và dễ theo dõi chất lượng sữa mẹ.
Tủ lạnh luôn là nơi bảo quản nhiều loại thực phẩm khác nhau. Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của sữa, đặc biệt là các sản phẩm tươi sống như thịt và cá đông lạnh.
Vì vậy dù đã đóng túi trữ sữa nhưng hãy thực hiện đúng quy trình và nhớ cất riêng túi trữ sữa với các vật dụng khác trong tủ lạnh. Nếu bạn không thể tự bảo quản trong tủ lạnh, hãy bảo quản túi trữ sữa trong hộp kín, tách biệt với các thực phẩm khác trong tủ lạnh.
Bước này thường bị các bà mẹ lần đầu sử dụng túi trữ sữa mẹ bỏ qua, đây là một lỗi tương đối phổ biến. Nếu không thoát được hết không khí trong túi trữ sữa, không chỉ làm tốn diện tích trong tủ lạnh mà quan trọng hơn là vi khuẩn dễ xâm nhập vào sữa khiến sữa kém chất lượng.
Qua những thông tin chia sẻ trên đây, tin rằng các mẹ đã giải đáp được thắc mắc túi trữ sữa có phải tiệt trùng không? Hy vọng bài viết bổ ích này đã mang đến cho mẹ những kiến thức tuyệt vời khi chăm sóc con nhỏ.
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.