Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rất nhiều các mẹ bầu khi sinh thường được bác sĩ rạch tầng sinh môn và sau đó khâu lại hoàn chỉnh sau ca sinh nở. Tuy nhiên, sau khi sinh, các mẹ bỉm thường xuất hiện rất nhiều cảm giác lo lắng trong đó có rất nhiều thắc mắc rằng: Vết rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành?
Rạch tầng sinh môn là thủ thuật y khoa được áp dụng rất phổ biến đối với những ca sinh thường và sinh con so đầu lòng. Thủ thuật này mang lại ý nghĩa rất lớn đối với cả sản phụ và cả thai nhi, giúp cho việc sinh nở diễn ra dễ dàng và nhanh chóng nhất. Không những thế, việc chủ động rạch tầng sinh môn còn hạn chế nguy cơ rách tầng sinh môn khi sản phụ cố gắng rặn đẻ. Ngoài ra, khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiên lượng chiều dài vết rạch cũng như khi vết rạch được thực hiện đúng ý bác sĩ sẽ nhanh chóng lành hơn, giảm nguy cơ đau đớn cho sản phụ sau này.
Sau khi thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn, thai sổ sẽ nhanh hơn, em bé được chào đời dễ dàng hơn. Đội ngũ y bác sĩ đỡ đẻ sẽ nhanh chóng thực hiện khâu vết rạch sao cho đẹp và thẩm mỹ nhất. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến tâm lý của sản phụ sau khi sinh.
Thủ thuật rạch và khâu tầng sinh môn sau khi sinh là bước được đánh giá rất quan trọng trong quá trình chuyển dạ của các chị em phụ nữ. Do đó, rất nhiều các chị em thường có những thắc mắc như chỉ khâu khâu tầng sinh môn là chỉ gì, cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sao cho đúng và đặc biệt là: Vết khâu đó bao lâu thì lành hẳn?
Vết khâu tầng sinh môn ở phụ nữ sau khi sinh cũng giống như vết khâu sau khi phẫu thuật ở các vùng khác trên cơ thể. Thông thường, nếu sản phụ sau khi sinh được chăm sóc cẩn thận và không xuất hiện bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào, vết khâu tầng sinh môn sẽ tự lành sau 2 đến 3 tuần. Sau khoảng thời gian 1 tháng, tầng sinh môn sẽ ổn định và có dấu hiệu phục hồi cảm giác. Hiện nay, bác sĩ thường ưu tiên sử dụng các loại chỉ tiêu để khâu tầng sinh môn, giúp cho chị em không cần phải đến lại bệnh viện để cắt chỉ.
Như đã nói trên, vết khâu tầng sinh môn sẽ nhanh chóng lành sau 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng thuận lợi để vết khâu tầng sinh môn tự lành hẳn và lành nhanh chóng. Trên thực tế cho thấy, vết khâu tầng sinh môn vẫn có nguy cơ bị rách do một số lí do như sau:
Do đó, sai khi sinh ít nhất 1 tháng, mẹ bỉm hãy dành thời gian để nghỉ ngơi thật nhiều, đồng thời tham khảo những cách bế trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật, hạn chế ngồi quá lâu và cần chú ý vấn đề di chuyển, đi lại… Chỉ những lưu ý nhỏ trên, mẹ bỉm có thể hạn chế đáng kể tình trạng rách vết khâu tầng sinh môn.
Để vết khâu tầng sinh môn sau khi sinh thường nhanh chóng được hồi phục và bảo đảm tốt vấn đề sức khỏe cho sản phụ, việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn là điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng mà các bà mẹ lần đầu sinh con cần đặc biệt lưu ý:
Vết khâu tầng sinh môn khi không được chăm sóc tốt sẽ rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng và dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sản phụ. Do đó, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra sau sinh để được tư vấn về cách chăm sóc cơ thể sau sinh đúng cách nhất. Khi có được một sức khỏe tốt, mẹ bỉm sẽ chăm sóc con tốt hơn, giúp bé nhận được tình yêu thương trọn vẹn trong những ngày tháng đầu tiên sau khi chào đời.
Trên đây là lời giải đáp thắc mắc một số vấn đề vết rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành hẳn hi vọng làm hài lòng bạn đọc. Vết thương sẽ nhanh chóng lành nếu chúng ta biết cách giữ vệ sinh đúng cách, ăn uống và đi lại đúng cách cũng như thực hiện đúng những lời khuyên của bác sĩ sản khoa. Chúc cho các mẹ bỉm có một sức khỏe tật tốt đồng thời có những trải nghiệm thú vị khi được “lên chức” làm mẹ nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...