Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Tiêu chảy ăn yến được không?

Ngày 29/05/2022
Kích thước chữ

Tiêu chảy là bệnh thường xảy ra do hệ tiêu hóa bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Không những thế, tiêu chảy còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra và có thể xảy ra ở mọi đối tượng: Người trưởng thành, người già và cả ở trẻ em…

Những bệnh nhân được gọi là tiêu chảy khi có dấu hiệu đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần mỗi ngày. Người bệnh mệt mỏi, xanh xao, chân tay bủn rủn, mệt mỏi và kiệt sức… Như đã nói trên, tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Khi bị tiêu chảy nhưng không rõ nguyên nhân, người bệnh nên được thăm khám để bác sĩ chuyên khoa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như có phương pháp điều trị hợp lý.

Khi bị tiêu chảy, người bệnh không tránh khỏi tình trạng kiệt sức, suy kiệt… Lúc này, rất nhiều ý kiến trong dân gian thường đề nghị sử dụng tổ yến để cung cấp chất dinh dưỡng, giúp người bệnh mau lại sức. Vậy tiêu chảy ăn yến được không?

Tiêu chảy ăn yến được không?1 Khi bị tiêu chảy, người bệnh không tránh khỏi tình trạng kiệt sức, suy kiệt

Giá trị dinh dưỡng của tổ yến đối với sức khỏe con người

Tổ yến làm từ nước bọt của các loài chim yến có thể nuôi hoặc sống tự nhiên trong hang. Tùy thuộc vào loại tổ yến mà người ta có thể mất 8 giờ đồng hồ để làm sạch 10 tổ yến. Tổ yến được biết đến với giá trị dinh dưỡng cũng như dược liệu quý với đặc tính chống lão hóa, chống ung thư cũng như cải thiện sự tập trung và tăng ham muốn rõ rệt.

Protein là thành phần phong phú điển hình của tổ yến. Bên cạnh đó, yến sào chứa tất cả các axit amin thiết yếu và sáu hormone bao gồm: Testosterone và estradiol. Hơn thế nữa, tổ yến chứa carbohydrate và một lượng nhỏ lipit – các phân tử xuất hiện tự nhiên bao gồm chất béo có tác dụng kích thích sự phân chia và phát triển của tế bào, tăng cường sự phát triển, tái tạo mô.

Tiêu chảy ăn yến được không?2 Giá trị dinh dưỡng của tổ yến đối với sức khỏe con người

Tiêu chảy ăn yến được không?

Yến sào từ rất lâu đã trở thành một loại thực phẩm quý, giúp bồi bổ sức khỏe cho người bệnh. Vậy trong trường hợp người lớn hoặc trẻ nhỏ bị tiêu chảy có ăn yến được không? Nếu như bạn cũng có những băn khoăn về việc này, hãy cùng xem hết bài viết này nhé!

Rất nhiều người nghĩ rằng trong yến có vị tanh đặc trưng sẽ không thích hợp sử dụng cho đối tượng đang bị tiêu chảy. Tuy nhên trên thực tế, đây lại là một quan điểm không hoàn toàn đúng. Với những bệnh nhân đang bị tiêu chảy vẫn hoàn toàn có thể ăn yến.

Hiện tượng tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân như: Do bệnh nhân uống nhiều kháng sinh, do nhiễm khuẩn thức ăn, do vi khuẩn – virus xâm nhập… Lúc này những lợi ở đường ruột bị tiêu diệt rất nhiều, mất cân bằng vi sinh vật và bệnh nhân rất dễ bị mất nước, gây nên tình trạng mệt mỏi, xanh xao và kiệt sức. Lúc này, việc bổ sung yến sẽ giúp cung cấp các loại axit amin cần thiết cho cơ thể, kích thích các lợi khuẩn đường tiêu hóa, nhờ đó mà đường ruột ổn định hơn, giúp cho tình trạng tiêu chảy được cải thiện tốt hơn. Các chất dinh dưỡng có trong yến cũng được cung cấp bổ sung, giúp bệnh nhân không bị mệt mỏi và thiếu chất.

Bên cạnh sử dụng yến, người bệnh nên uống đủ nước: Nước đun sôi để nguội, bù điện giải bằng nước dừa tự nhiên hoặc sử dụng bột khoáng oresol pha đúng tỉ lệ… để bù vào lượng nước đã mất, tránh sự mất nước cũng như những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tiêu chảy ăn yến được không?3 Tiêu chảy ăn yến được không?

Các món ăn từ yến cho bệnh nhân tiêu chảy

Như đã nói trên, với những bệnh nhân bị tiêu chảy thường sẽ bị mất nước. Đường ruột lúc này rất yếu nên cần chế biến các món ăn dễ tiêu hóa. Dưới đây là một số món được chế biến từ yến sào cho bệnh nhân đang bị tiêu chảy:

Yến chưng đường phèn và gừng dành cho bệnh nhân bị tiêu chảy

Món yến sào chưng đường phèn và gừng đặc biệt rất tốt cho người bệnh đang gặp vấn đề ở hệ tiêu hóa, đang bị tiêu chảy… Cách thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm yến sào, gừng và đường phèn.
  • Làm sạch tổ yến và cho vào nước sôi để nguội ngâm trong vòng từ 20 phút.
  • Cho yến vào chén và đem chưng cách thủy với lửa nhỏ khoảng 30 phút.
  • Thêm vài lát gừng đập dập và đường phèn rồi đảo đều sau đó thưởng thức khi còn nóng.

Mùi vị thơm ngon của yến và gừng cũng như vị độ ngọt thanh của đường phèn sẽ làm hài lòng những bệnh nhân đang bị tiêu chảy.

Tiêu chảy ăn yến được không?4 Yến chưng đường phèn và gừng dành cho bệnh nhân bị tiêu chảy

Cháo yến và thịt lợn dành cho bệnh nhân bị tiêu chảy

Món cháo yến sào thịt lợn cung cấp đầy đủ các nhóm chất phù hợp cho những bệnh nhân đang bị tiêu chảy như sau: Tinh bột, axit amin, chất đạm và protein rất bổ dưỡng cho người bệnh. Đồng thời, đây là món ăn mềm, loãng nên rất dễ tiêu hóa. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Nguyên liệu bao gồm gạo tẻ, yến sào và thịt lợn băm nhỏ.
  • Làm sạch tổ yến và ngâm 20 phút sau đó cho vào chén chưng cách thủy 20 phút.
  • Vo gạo sạch và cho vào nồi nấu thành cháo.
  • Phi thơm hành, tỏi và cho thịt lợn bằm vào xào chín.
  • Cho yến đã chưng và thịt bằm vào cháo, nêm nếm và đun thêm khoảng 5 phút sau đó tắt bếp.
  • Người bệnh nên ăn cháo khi còn nóng.

Cháo yến, thịt bò thăn và hạt sen dành cho bệnh nhân bị tiêu chảy

Đây là một món cháo bổ dưỡng, có hương vị thơm ngon dành cho bệnh nhân bị tiêu chảy. Cách thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm gạo tẻ, tổ yến, hạt sen và thịt bò thăn.
  • Yến làm sạch, ngâm 20 phút sau đó chưng cách thủy 20 phút với lửa nhỏ.
  • Vo gạo sạch và cho vào nồi nấu thành cháo loãng.
  • Sơ chế hạt sen: Luộc và nghiền nát sau đó cho vào nấu cùng cháo.
  • Thịt bò thăn băm nhỏ, xào với hành qua lửa lớn, nêm nếm và cho vào nấu cùng với cháo.
  • Cho yến đã chung nấu cùng với cháo.

Món này cũng cần được dùng ngay lúc còn nóng nhé! Tất cả những nguyên liệu đều rất bổ dưỡng giúp bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân đang bị tiêu chảy.

Tiêu chảy ăn yến được không?5 Cháo yến, thịt bò thăn và hạt sen dành cho bệnh nhân bị tiêu chảy

Bị tiêu chảy ăn yến cần lưu ý những gì?

Khi bị tiêu chảy, việc ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị cũng như đẩy nhanh sự hồi phục mà người chăm sóc nên đặc biệt hết sức chú ý. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý như sau:

  • Chỉ cho bệnh nhân ăn yến sào với số lượng nhỏ trong mỗi bữa. Với tâm lý muốn bồi bổ nhanh chóng cho người bệnh, khiến nhiều người thường ép bệnh nhân ăn nhiều mỗi bữa. Điều này sẽ góp phần gây áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến bệnh tiêu chảy càng nặng hơn.
  • Với trẻ nhỏ dưới 12 tháng không nên cho sử dụng yến sào.
  • Nếu sau khi sử dụng yến sào, nhưng tình trạng tiêu chảy của người bệnh càng nặng hơn, xuất hiện các tình trạng dị ứng, ngộ độc thì cần ngừng ngay lập tức.
  • Vẫn nên kết hợp cho người bệnh điều trị tiêu chảy với thuốc hoặc men tiêu hóa theo đơn thuốc của bác sĩ và nên bổ sung nhiều nước để tránh mất nước.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin