Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp: Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

Ngày 14/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không là thắc mắc đang nhận được rất nhiều quan tâm trong thời gian gần đây. Cùng đọc bài viết này và đi tìm câu trả lời nhé!

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến ở Việt Nam, mang đến nhiều bất tiện trong công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Cùng tìm hiểu nhé!

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là thấp khớp là một bệnh mãn tính do cơ thể tự miễn dịch trong cơ thể. Bệnh thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào chính các mô trong cơ thể, gây ra phản ứng viêm khiến khớp bị đỏ, sưng, đau và cứng.

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng một lúc nên còn được gọi là viêm đa khớp. Các khớp thường bị ảnh hưởng nhất là khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối.

Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây đau nhức mà còn có thể gây biến dạng khớp và tổn thương các cơ quan khác như da, mắt, phổi, tim, mạch máu.

Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là thấp khớp là một bệnh mãn tính do cơ thể tự miễn dịch trong cơ thể

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính do cơ thể tự miễn dịch trong cơ thể

Nguy cơ và đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Theo thống kê, các yếu tố nguy cơ khiến mọi người dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp là:

Tuổi tác

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các phát hiện cho thấy nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp của một người tăng lên theo thời gian và thường bắt đầu ở tuổi trung niên. Đặc biệt những người từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Giới tính

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao gấp 2 - 3 lần nam giới, đặc biệt là ở độ tuổi từ 20 đến 40.

Thói quen hút thuốc

Những người hút thuốc có nhiều khả năng bị viêm khớp dạng thấp hơn những người không hút thuốc. Hút thuốc cũng có thể gây ra tình trạng viêm khớp nhanh hơn và nghiêm trọng hơn.

Mang thai và sinh con

Phụ nữ chưa mang thai và sinh con có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ đã làm mẹ.

Thừa cân và béo phì

Trọng lượng cơ thể là yếu tố ảnh hưởng lớn đến nguy cơ mắc các bệnh rối loạn cơ xương khớp nói chung, bệnh viêm khớp dạng thấp nói riêng. Bởi khi người bệnh thừa cân, béo phì, cơ thể sẽ tạo áp lực nhiều hơn cho các khớp và dễ làm tổn thương hệ cơ xương khớp.

Di truyền

Nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì các thành viên khác trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh gây sưng đỏ, đau nhức, cứng khớp và sưng tấy ở các khớp, chủ yếu là bàn tay, lưng, bàn chân, đầu gối. Viêm cũng xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể như phổi, mắt, tim, mạch máu, da và dây thần kinh, nhưng rất hiếm.

Căn nguyên của bệnh vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Về cơ bản, bệnh viêm khớp được cho là do sự tương tác giữa các yếu tố di truyền, môi trường, nội tiết tố, miễn dịch và nhiễm trùng. Ngoài ra, các yếu tố kinh tế xã hội, tâm lý và lối sống cũng có thể ảnh hưởng đến khớp, chẳng hạn như thói quen hút thuốc, uống cà phê và tiếp xúc với silicone.

Tuy không phải là căn bệnh gây tử vong nhưng nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm tuổi thọ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng ở mắt: Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ khô mắt và trong trường hợp nặng hơn là mù lòa.
  • Bệnh phổi: Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ sẹo ở phổi, bao gồm tắc nghẽn đường thở nhỏ và tăng huyết áp trong phổi hoặc viêm lớp niêm mạc phổi.
  • Các vấn đề về tim mạch: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 50% so với dân số chung.
  • Tổn thương dây thần kinh: Đối với những người bị viêm khớp dạng thấp, đau cổ hoặc các vấn đề về thăng bằng có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương dây thần kinh.
  • Viêm mạch máu: Viêm khớp dạng thấp làm cho các mạch máu thu hẹp hoặc ngày càng nhỏ và yếu hơn, cản trở lưu lượng máu.

Nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến loãng xương, thu hẹp không gian khớp, dính khớp, biến dạng khớp và có thể tàn tật suốt đời.

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

Trên thực tế, bệnh viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, tập trung vào điều trị tích cực sớm có thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa tàn tật và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị hiện tại tập trung vào:

  • Giảm viêm.
  • Làm dịu và giảm đau.
  • Giảm nguy cơ thoái hóa hoặc biến dạng khớp.
  • Ngăn ngừa và làm chậm quá trình tổn thương khớp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Các phương pháp thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

Sử dụng thuốc

Căn cứ vào tình trạng sức khỏe và các triệu chứng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ thăm khám sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp, giúp ngăn chặn bệnh tiến triển.

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp và giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau điều trị. Bạn có thể tham khảo một trong các phương pháp vật lý trị liệu sau:

  • Giảm đau bằng thủy lực.
  • Làm ấm khớp bằng đèn nhiệt.
  • Ngâm nước nóng.

Phẫu thuật

Nếu thuốc không làm chậm sự tiến triển của bệnh, bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật. Có bốn loại phẫu thuật viêm khớp dạng thấp cần xem xét:

  • Phẫu thuật nội soi: Loại bỏ màng xung quanh khớp bị viêm, có thể được thực hiện ở đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và mông.
  • Phẫu thuật sửa chữa gân: Sửa chữa các gân bị lỏng và đứt xung quanh khớp.
  • Phẫu thuật chỉnh trục: Giúp giảm đau, cố định hoặc điều chỉnh các khớp.
  • Thay thế toàn bộ khớp: Phần bị hỏng của khớp được loại bỏ và thay thế bằng một phần bằng nhựa hoặc kim loại.

Cải thiện viêm khớp dạng thấp bằng các bài tập vật lý trị liệu

Cải thiện viêm khớp dạng thấp bằng các bài tập vật lý trị liệu

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không và có được những thông tin quan trọng về căn bệnh này. Diễn biến và tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp thường phức tạp, để lại nhiều hậu quả nặng nề và có thể biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên đi khám bệnh định kỳ hoặc đi khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, để phát hiện bệnh sớm nhất và điều trị kịp thời.

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm