Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tập thể dục cường độ cao và bệnh viêm khớp dạng thấp

Ngày 14/05/2024
Kích thước chữ

Người bị viêm khớp dạng thấp có nên tập thể dục cường độ cao không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về mối tương quan giữa tập thể dục cường độ cao và bệnh viêm khớp dạng thấp nhé!

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khớp viêm mãn tính gây ra bởi rối loạn tự miễn trong cơ thể. Bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể áp dụng theo hướng dẫn của các chuyên gia để giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu mối tương quan giữa tập thể dục cường độ cao và bệnh viêm khớp dạng thấp nhé!

Bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?

Bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) là bệnh tự miễn ảnh hưởng đến các khớp trong cơ thể, do quá trình rối loạn viêm mãn tính gây ra. Khi mắc bệnh, các khớp khỏe mạnh sẽ bị cơ thể hiểu nhầm thành tác nhân gây bệnh và bị tấn công bởi hệ miễn dịch của cơ thể.

Tập thể dục cường độ cao và bệnh viêm khớp dạng thấp 4
Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể

Ngoài tác động đến khớp, viêm khớp dạng thấp còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể như phổi, da, mắt, mạch máu và tim mạch. Những vấn đề sức khỏe phổ biến có thể gặp phải bao gồm:

  • Ho, khó thở và kèm tiếng thở rít do tình trạng viêm lan đến phổi.
  • Đau tức ngực do phổi bị tổn thương.
  • Đau vai, có tiếng kêu lục cục khi cử động và hạn chế vận động của vùng cổ - vai.
  • Khô mắt, cảm giác ngứa và cộm ở mắt.
  • Khô miệng, gây khó khăn trong việc ăn uống và tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng miệng.
  • Đau ở khớp cổ tay do viêm.
  • Sưng đỏ ở các ngón tay và cảm giác đau tăng lên khi cử động.
  • Sưng và cứng khớp gối, đặc biệt là vào buổi sáng.

Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, viêm khớp dạng thấp có thể gây mòn xương và làm biến dạng khớp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mối tương quan giữa tập thể dục cường độ cao và bệnh viêm khớp dạng thấp

Nhiều người cho rằng, người bệnh viêm khớp dạng thấp không nên tập các bài thể dục cường độ cao, bao gồm chạy bộ. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy bộ môn thể thao này thực sự mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tập luyện đúng cách.

Tập thể dục cường độ cao ngắt quãng (HIT) là một loại hình tập luyện kết hợp xen kẽ giữa các khoảng tập cường độ cao và cường độ thấp, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể lựa chọn tập HIT bởi nó có thể giúp giảm viêm và cải thiện thể lực hô hấp hiệu quả.

Ngoài ra, các bài tập thể dục cường độ cao còn góp phần giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch. Do vậy, người bệnh viêm khớp dạng thấp được các chuyên gia khuyến khích nên thực hiện các bài tập cường độ cao ít nhất 2 lần/tuần để cải thiện bệnh hiệu quả.

Tập thể dục cường độ cao và bệnh viêm khớp dạng thấp 2
Tập thể dục cường độ cao đúng cách giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ xương

Một số thử nghiệm đã chứng minh rằng, việc tập các bài tập cường độ cao thường xuyên có thể mang đến nhiều lợi ích tích cực về sức khỏe hệ tim mạch và cải thiện tình trạng viêm toàn thân đáng kể. Mặt khác, bài tập HIIT cũng góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ xương, giúp giảm đau khớp và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Một số bài tập cường độ cao cho người bệnh viêm khớp dạng thấp

Sau khi tìm hiểu về mối tương quan giữa tập thể dục cường độ cao và bệnh viêm khớp dạng thấp, nhiều người đặt ra câu hỏi không biết nên tập môn thể thao gì để cải thiện tình trạng bệnh cũng như tăng cường sự linh hoạt của cơ khớp. Một số bài tập thể dục mà người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể tham khảo như:

Chạy bộ

Duy trì lịch trình chạy bộ đều đặn có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả. Việc chạy bộ với cường độ cao xen kẽ với thời gian nghỉ ngắn sẽ giúp tăng phạm vi hoạt động các khớp và giảm tình trạng cứng khớp ở người bệnh viêm khớp dạng thấp. Người bệnh có thể bắt đầu với việc khởi động làm nóng cơ thể, sau đó thực hành đi bộ chậm rãi rồi tăng dần sang đi bộ nhanh và chạy bộ.

Thời gian chạy bộ lý tưởng là khoảng 20 - 45 phút với 3 - 4 lần/tuần. Khi tập, hãy cố gắng giữ lưng thẳng, mắt hướng về phía trước và hai tay tự do theo nhịp chạy. Trường hợp nếu không có thời gian chạy bộ ngoài trời, bệnh nhân có thể tập trên máy.

Đạp xe

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể tác động đến hệ tim mạch và làm tăng nguy cơ lên cơn đau tim. Việc tập thể dục cường độ cao và bệnh viêm khớp dạng thấp có những lợi ích nhất định. Người bệnh có thể tập đạp xe với cường độ cao để tăng cường sức khỏe tim mạch và cơ xương khớp. Ngoài ra, đi xe đạp cũng có góp phần giúp cải thiện triệu chứng sưng, đau và cứng khớp. 

Tập thể dục cường độ cao và bệnh viêm khớp dạng thấp 1
Đạp xe đạp với cường độ cao để tăng cường sức khỏe tim mạch và cơ xương khớp

Người bệnh có thể đạp xe ngoài trời hoặc trong phòng tập. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau hoặc mệt, nên nghỉ ngơi và tiếp tục tập sau đó khoảng vài ngày.

Thể thao dưới nước 

Các môn thể thao dưới nước có khả năng giúp làm giảm áp lực trên các khớp bị đau, hỗ trợ rất tốt cho người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Để giúp tăng phạm vi chuyển động khớp, tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt, người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể tập các bài thể dục nhịp điệu hoặc bơi lội dưới nước. Ngoài ra, thể thao dưới nước còn giúp cải thiện tâm trạng và làm dịu cảm giác khó chịu từ đau do viêm khớp.

Một số điều người bệnh RA cần lưu ý khi tập thể dục cường độ cao

Để hạn chế những rủi ro và những tổn thương không mong muốn khi tập các bài thể dục cường độ cao, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Điều chỉnh cường độ tập và tăng dần theo thời gian khi cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn khi tập luyện.
  • Hạn chế tạo áp lực căng thẳng lên cơ bắp và các khớp bằng cách thực hiện xen kẽ với các bài tập như thói quen hàng ngày.
  • Với các bài tập cường độ cao như đạp xe và chạy bộ, người bệnh nên chọn loại giày phù hợp và trang phục thoải mái khi tập luyện.
  • Sau khi tập luyện, nếu thấy triệu chứng trở nên nghiêm trọng thì cần ngưng tập và tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

Nhìn chung, việc tập thể dục cường độ cao và bệnh viêm khớp dạng thấp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin