Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên khắp thế giới. Để giúp bệnh nhân điều trị và quản lý tình trạng này một cách hiệu quả, Bộ Y tế đã phát triển và cập nhật các phác đồ điều trị tiên tiến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp Bộ Y tế.
Nếu bạn đang quan tâm đến các thông tin liên quan đến phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp Bộ Y tế thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin tổng quan về bệnh lý viêm khớp dạng thấp và phác đồ điều trị bệnh lý của Bộ Y tế, giúp bạn hiểu rõ về phương pháp điều trị bệnh lý này.
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh mạn tính gây viêm khắp cơ thể và thường biểu hiện đau ở khớp. Nếu không được điều trị, RA có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho khớp, mô xung quanh và dẫn đến các vấn đề về tim, phổi hoặc hệ thần kinh.
Nguyên nhân cụ thể của căn bệnh này vẫn chưa được biết rõ, nhưng một số yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống có thể thay đổi được (như hút thuốc, béo phì) và không thể thay đổi được (như di truyền, giới tính nữ, tuổi tác) đã được xác định.
Viêm khớp dạng thấp gây sưng đau ở một hoặc nhiều khớp, có thể xảy ra tại hầu hết các khớp, nhưng phổ biến nhất là ở các khớp nhỏ của bàn tay, cổ tay, bàn chân.
Các dấu hiệu và triệu chứng sớm bao gồm:
Các triệu chứng có thể trầm trọng hơn theo thời gian và lan sang nhiều khớp hơn bao gồm đầu gối, khuỷu tay hoặc vai. Viêm khớp dạng thấp có thể gây khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như viết, cầm đồ vật bằng tay, đi bộ, leo cầu thang. Những người bị viêm khớp dạng thấp thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu nói chung (ví dụ: Sốt, chất lượng giấc ngủ kém, chán ăn), ngoài ra còn có thể gặp các triệu chứng trầm cảm.
Tiêu chuẩn được áp dụng cho các trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, các khớp viêm dưới 6 tuần và thể ít khớp. Trong một số trường hợp cần lưu ý theo dõi đánh giá chẩn đoán vì đó có thể là biểu hiện sớm của một số bệnh lý khác ngoài viêm khớp dạng thấp.
Đối tượng áp dụng:
Chẩn đoán xác định qua 4 tiêu chuẩn khi tổng điểm ≥ 6 (điểm):
Tiêu chuẩn 1: Biểu hiện tại khớp
Tiêu chuẩn 2: Huyết thanh (ít nhất thực hiện một xét nghiệm)
Tiêu chuẩn 3: Các yếu tố phản ứng pha cấp (ít nhất thực hiện một xét nghiệm)
Ghi chú:
* Dương tính thấp khi ≤ 3 lần giới hạn cao của bình thường.
* Dương tính cao khi > 3 lần giới hạn cao của bình thường.
Tiêu chuẩn được áp dụng cho trường hợp bệnh có thời gian diễn tiến viêm khớp trên 6 tuần và biểu hiện ở nhiều khớp.
Các tiêu chuẩn của chuẩn đoán:
Chẩn đoán xác định khi người bệnh có ≥ 4 tiêu chuẩn. Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1 - 4) cần có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi bác sĩ.
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp ban hành năm 2014 của Bộ Y tế, viêm khớp dạng thấp được hướng dẫn điều trị như sau:
Điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên thông qua các nhóm thuốc điều trị cơ bản (nhóm thuốc DMARDs kinh điển, ví dụ: Methotrexate, sulfasalazine,…) hỗ trợ ổn định bệnh, điều trị kéo dài và nhóm thuốc sinh học (nhóm thuốc DMARDs sinh học, ví dụ: Kháng TNF α, kháng Interleukin 6,…) khi kháng điều trị với nhóm thuốc DMARDs kinh điển hoặc thể nặng hoặc có tiên lượng nặng.
Điều trị triệu chứng: Với mục đích giảm đau, cải thiện triệu chứng viêm, duy trì khả năng vận động.
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs):
Lưu ý: Cần theo dõi chức năng thận và bảo vệ dạ dày bằng các thuốc ức chế bơm proton khi sử dụng cho các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ (lớn tuổi, tiền sử loét dạ dày,…).
Đối với Corticosteroids (Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone):
Sử dụng ngắn hạn trong thời gian chờ các thuốc điều trị cơ bản có tác dụng hoặc chỉ định trong các đợt tiến triển.
Sử dụng dài hạn trong trường hợp bệnh nhân nặng, phụ thuộc corticoid hoặc suy thượng thận do dùng corticoid kéo dài.
Điều trị cơ bản bằng DMARDs (Các thuốc chống thấp làm thay đổi tiến triển của bệnh): Mục đích là làm chậm hoặc ngừng tiến triển của bệnh hoặc trường hợp cần điều trị lâu dài và theo dõi các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trong quá trình điều trị.
Đối với thể mới mắc và thể thông thường: Các thuốc DMARDs kinh điển bao gồm:
Đối với thể nặng, kháng trị với các DMARDs kinh điển: Khi bệnh nhân không có đáp ứng sau 6 tháng điều trị và cần kết hợp với các thuốc DMARDs sinh học. Lưu ý, cần thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng gan thận, sàng lọc lao, viêm gan và đánh giá mức độ hoạt động bệnh trước khi sử dụng thuốc sinh học.
Phối hợp Methotrexate và tocilizumab (thuốc kháng Interleukin 6): Methotrexate 10 - 15 mg mỗi tuần và ocilvizumab 4 - 8 mg/kg cân nặng, tương đương 200 - 400 mg truyền tĩnh mạch một lần mỗi tháng. Hoặc phối hợp Methotrexate và thuốc kháng TNF-α:
Sau 3 - 6 tháng điều trị, nếu thuốc sinh học thứ nhất không hiệu quả, có thể xem xét thuốc sinh học thứ hai, tương tự như vậy, có thể xem xét thuốc sinh học thứ ba khi sau 3 - 6 tháng, thuốc sinh học thứ hai không hiệu quả.
Bài viết đã cung cấp các thông tin về phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp Bộ Y tế. Qua bài viết, việc tuân thủ đúng phác đồ có thể giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy luôn tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế, tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y Tế để đảm bảo điều trị hiệu quả nhất cho tình trạng viêm khớp dạng thấp của bạn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.