Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Quỳnh Loan
Mặc định
Lớn hơn
Viêm khớp dạng thấp có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến khớp và các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, việc hiểu rõ cơ chế viêm khớp dạng thấp không chỉ giúp người bệnh nắm được nguyên nhân gây viêm mà còn tạo cơ sở cho việc kiểm soát triệu chứng hiệu quả.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rối loạn hệ miễn dịch đóng vai trò trung tâm trong quá trình phát triển bệnh. Việc can thiệp sớm bằng phương pháp điều trị phù hợp có thể giúp giảm viêm hạn chế tổn thương khớp và duy trì chức năng vận động. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị người bệnh nên kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe tổng thể.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn ảnh hưởng trực tiếp đến màng hoạt dịch khớp, gây ra tình trạng viêm mãn tính. Bệnh thường biểu hiện bằng các triệu chứng sưng đau tại nhiều khớp, phổ biến nhất là khớp bàn tay, cổ tay và khớp gối với tính chất đối xứng hai bên. Cơn đau đi kèm với hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng, khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày như đi lại, cầm nắm đồ vật, mở chai lọ hoặc mặc quần áo.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp tại các quốc gia châu Á dao động từ 0,17 - 0,3%. Tại miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ này vào khoảng 0,28%. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất trong độ tuổi 20 - 40, với nữ giới có nguy cơ mắc cao gấp 2 - 3 lần so với nam giới.
Hiện nay, viêm khớp dạng thấp chưa thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và kiểm soát tốt, bệnh nhân có thể làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ tổn thương khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến hủy xương và biến dạng khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn điển hình, trong đó hệ thống miễn dịch nhầm lẫn tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể, đặc biệt là màng hoạt dịch khớp, gây ra tình trạng viêm mãn tính. Dù nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, các nghiên cứu đã chỉ ra cơ chế sinh bệnh với sự tham gia của nhiều yếu tố miễn dịch và viêm. Nắm vững cơ chế viêm khớp dạng thấp là chìa khóa để kiểm soát bệnh một cách chủ động và hiệu quả.
Khi một kháng nguyên (tác nhân gây bệnh) xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện và phản ứng lại. Quá trình này được khởi đầu bởi các tế bào trình diện kháng nguyên, sau đó kích hoạt tế bào lympho B và T.
Tế bào lympho T được hoạt hóa và sản xuất lymphokin - chất trung gian giúp kích thích lympho B tăng sinh và biến đổi thành tương bào. Tương bào sau đó sản xuất ra các globulin miễn dịch (tự kháng thể), hình thành phức hợp kháng nguyên - kháng thể và lắng đọng tại màng hoạt dịch khớp.
Tại đây, phản ứng viêm được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào và tế bào mastocyte. Các tế bào này tiết ra hàng loạt cytokine gây viêm như TNF-α, IL-1, IL-6, VEGF và interferon. Đặc biệt, VEGF kích thích tăng sinh mạch máu bất thường, hình thành cấu trúc gọi là pannus - một mô viêm xâm lấn và phá hủy sụn khớp, đầu xương.
Không chỉ vậy, các enzym tiêu hủy mô liên kết như collagenase, elastase và stromelysin cũng được giải phóng, khiến tổ chức khớp bị phá hủy dần dần. Sự xâm nhập của nguyên bào xơ làm tăng quá trình dính khớp, cuối cùng có thể dẫn đến biến dạng khớp và tàn tật nếu không được kiểm soát kịp thời.
Việc hiểu rõ cơ chế bệnh sinh giúp các nhà khoa học phát triển những phương pháp điều trị hiệu quả hơn, đặc biệt là các loại thuốc sinh học nhắm vào từng giai đoạn của quá trình viêm.
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể đều đóng vai trò quan trọng trong sự khởi phát và tiến triển của viêm khớp dạng thấp. Trong đó, lympho T giữ vai trò trung tâm. Dựa trên cơ chế này, nhiều loại thuốc sinh học hiện đại đã được phát triển nhằm ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch và cytokine gây viêm, giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương khớp và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Như vậy, việc nghiên cứu cơ chế viêm khớp dạng thấp không chỉ giúp nâng cao hiểu biết về bệnh mà còn mở ra nhiều hướng đi mới trong điều trị, mang lại hy vọng lớn hơn cho những người mắc bệnh lý này.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý cơ xương khớp tiến triển mạn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của người bệnh. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm khớp khác nên việc chẩn đoán có thể gặp khó khăn. Bệnh thường trải qua hai giai đoạn chính: Giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát, mỗi giai đoạn có những đặc điểm lâm sàng khác nhau.
Thống kê cho thấy, khoảng 85% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có các triệu chứng xuất hiện từ từ, trong khi chỉ có khoảng 15% khởi phát đột ngột với biểu hiện viêm khớp rõ ràng. Ở giai đoạn này, tình trạng viêm thường chỉ ảnh hưởng đến một khớp, phổ biến nhất là khớp bàn tay hoặc khớp gối. Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Triệu chứng tại khớp
Triệu chứng ngoài khớp
Triệu chứng toàn thân
Viêm khớp dạng thấp là bệnh có tiến triển phức tạp, có thể gây hậu quả nặng nề nếu không được kiểm soát kịp thời. Việc tìm hiểu cơ chế viêm khớp dạng thấp, điều trị sớm giúp làm chậm diễn tiến bệnh, hạn chế nguy cơ tàn phế và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần được thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.