Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Diễn biến của viêm khớp dạng thấp đa dạng như thế nào?

Ngày 17/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh không còn xa lạ diễn biến của viêm khớp dạng thấp rất đa dạng. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân, biến chứng và diễn biến của bệnh qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn do cơ thể tự tạo ra những chất gây đau. Diễn biến của viêm khớp dạng thấp khá phức tạp và có nhiều triệu chứng khác nhau ở vị trí khớp, ngoài khớp và toàn thân. Theo dõi bài viết để nắm rõ về diễn biến của viêm khớp dạng thấp nhằm kiểm soát cũng như bảo vệ sức khoẻ của bạn kịp thời nhé.

Khái niệm về căn bệnh viêm khớp dạng thấp?

Căn bệnh viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm khớp hệ thống và toàn thân, gây ra do rối loạn hệ miễn dịch, tiến triển mãn tính và nặng dần, sẽ gây ra đau đớn và thậm chí có thể tàn phế. Tỷ lệ mắc bệnh thường cao hơn ở nữ (khoảng 75%), tuổi từ 30 - 60.

Bệnh thường diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề. Do vậy, bệnh nhân cần được điều trị tích cực ngay từ những giai đoạn đầu diễn biến của viêm khớp dạng thấp bằng các biện pháp thích hợp để làm giảm và làm chậm thời gian tiến triển của bệnh, giúp giảm nguy cơ tàn phế và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

Diễn biến của viêm khớp dạng thấp đa dạng như thế nào? 2
Bệnh tấn công chủ yếu tại các khớp ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể

Bệnh viêm khớp dạng thấp nguyên nhân do đâu

Hiện nay, viêm khớp dạng thấp bệnh học gây ra bởi nhiều yếu tố:

  • Nguyên nhân khởi phát: Nhiều giả thiết cho rằng tác nhân có thể là virus gây khởi phát bệnh, nhưng vẫn chưa được chứng minh chính xác.
  • Do cơ địa: Phần lớn phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính, thường thấy ở nữ giới với độ tuổi mắc bệnh trên 30 tuổi.
  • Đặc tính di truyền: Tiền sử gia đình có bố mẹ bị viêm khớp dạng thấp thì con cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Yếu tố thuận lợi của bệnh: Sau sang chấn, thể trạng suy yếu, sau sinh đẻ, lạnh ẩm kéo dài.

Đối tượng nào có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp

  • Phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao gấp 2 - 3 lần so với nam giới.
  • Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy ở tuổi trung niên trở đi.
  • Trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì các thế hệ sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Hút thuốc lá cũng là một yếu tố đã được công nhận làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp.
  • Một số chất phơi nhiễm như là amiăng hoặc silica đã được chứng minh làm sẽ tăng nguy cơ phát triển bệnh.
  • Những người béo phì hoặc thừa cân sẽ có xu hướng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn.

Diễn biến của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp thường khó phát hiện vì những triệu chứng ban đầu của bệnh thường khá mơ hồ, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh viêm khớp khác cũng có biểu hiện tương tự.

Thời kỳ khởi phát

85% bệnh nhân bắt đầu các triệu chứng một cách từ từ, tăng dần, 15% xuất hiện đột ngột với dấu hiệu bị viêm cấp, phần lớn viêm một khớp tại các khớp bàn tay (cổ tay, bàn tay, ngón tay) và khớp gối. Thời kỳ khởi phát có thể kéo dài vài tuần - vài tháng, sau đó chuyển qua giai đoạn tiếp theo (giai đoạn toàn phát).

Diễn biến của viêm khớp dạng thấp trong thời kỳ toàn phát

  • Tại vị trí viêm: Xuất hiện sớm sẽ là viêm các khớp ở chi, như bàn tay, cổ tay, ngón tay, khớp đầu gối, bàn chân. Những triệu chứng đến muộn hơn ở các khớp khác như khuỷu, háng, vai, đốt sống cổ,...
  • Đối xứng nhau: Tình trạng viêm thường ở 2 khớp đối xứng nhau, như ở hai đầu gối, hai ngón tay tương ứng ở hai bên bàn tay.
  • Bị cứng khớp vào buổi sáng, khi ngủ dậy người bệnh không thể vận động được ngay mà phải xoa bóp hoặc xoay khớp vùng bị viêm đau khoảng 10 - 15 phút mới có thể xuống giường.
  • Thường xuyên xuất hiện cơn đau khớp, đặc biệt là ở các khớp nhỏ, bao gồm khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay, cổ chân, bàn chân. Các khớp bị viêm đau, có thể sẽ sưng và ít nóng đỏ.
  • Trong giai đoạn muộn, tình trạng viêm sưng sẽ dẫn đến các ngón tay có hình thoi.
  • Biến dạng khớp: Bàn tay gió thổi, bàn tay lưng lạc đà là những đặc trưng thường xuất hiện chậm hơn.
Diễn biến của viêm khớp dạng thấp đa dạng như thế nào? 3
Giai đoạn phát triến của viêm khớp dạng thấp

Những biểu hiện toàn thân và phía ngoài khớp

Diễn biến của viêm khớp dạng thấp kế tiếp là biểu hiện toàn thân và ngoài khớp, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng, gồm:

  • Mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, ngủ không ngon, niêm mạc và da nhợt nhạt.
  • Xuất hiện những hạt dưới da ở xương trụ (gần khớp khuỷu tay), xương chày (gần khớp gối) và ở xung quanh khớp cổ tay. Các hạt này có đường kính khoảng từ 5 - 15mm, nổi trên mặt da, không đau, cứng chắc, không di động.
  • Bao khớp bị phình to do viêm sưng.
  • Ban đỏ ở bàn chân và lòng bàn tay do hiện tượng viêm mao mạch.
  • Cơ ở vùng xung quanh khớp bị tổn thương có dấu hiệu teo do giảm vận động lâu ngày.
  • Xuất hiện tình trạng viêm gân và viêm bao hoạt dịch quanh khớp.
  • Khớp trở nên lỏng lẻo do dây chằng khớp bị viêm dẫn đến co hoặc giãn quá mức.

Biến chứng của viêm khớp dạng thấp

Cứng khớp là một trong các biến chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp. Điều này sẽ hạn chế khả năng vận động và tình trạng đau đớn kéo dài ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Viêm khớp dạng thấp lâu ngày sẽ có thể dẫn tới dính khớp, teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế. Có khoảng 89% người bệnh gặp phải tình trạng bàn tay khó cầm nắm, cứng khớp, khó đi lại, sau 10 năm đã khởi phát bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch và xảy ra biến chứng tim mạch tăng lên, sẽ đe dọa tử vong nếu không được theo dõi chặt chẽ.

Diễn biến của viêm khớp dạng thấp đa dạng như thế nào? 4
Viêm khớp dạng thấp lâu dài sẽ có thể dẫn đến biến dạng các chi

Tóm lại, viêm khớp dạng thấp sẽ không quá đáng sợ nếu chúng ta xây dựng được lối sống lành mạnh, tích cực và khám sức khỏe định kỳ để kịp thời kiểm soát bệnh. Khi có dấu hiệu sưng đau khớp, bạn hãy đến trung tâm y tế ngay để được thăm khám và điều trị chính xác. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia y tế.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin