Giải đáp y khoa: Vắc xin Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?
Ngày 06/11/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Vắc xin Synflorix là sản phẩm nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới Glaxo Smith Kline (GSK -Bỉ). Vắc xin Synflorix giúp đề phòng 10 tuýp huyết thanh của vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh như: Viêm Phổi, Viêm họng, Viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết, Viêm tai giữa cấp... Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá và giải đáp thắc mắc Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không nhé!
Vắc xin Synflorix được sử dụng để phòng ngừa các loại bệnh như: Viêm phổi, Viêm tai giữa, Viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết... do vi khuẩn phế cầu gây ra. Vắc xin phế cầu này được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi và có các lịch tiêm, số mũi tiêm khác nhau tùy theo độ tuổi tiêm của trẻ. Tuy nhiên rất nhiều ba mẹ băn khoăn rằng Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thắc mắc này nhé!
Thông tin về vắc xin Synflorix
Vắc xin Synflorix là một sản phẩm của công ty Glaxo Smith Kline (GSK -Bỉ) được sử dụng để tạo miễn dịch cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, nhằm phòng ngừa một loạt các bệnh lý nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae). Vắc xin này bao gồm các thành phần để chống lại các tuýp huyết thanh của phế cầu bao gồm: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F, 23F.
Các căn bệnh mà vắc xin Synflorix giúp phòng ngừa đều có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ và người lớn. Dưới đây là các bệnh và hậu quả tiềm ẩn:
Viêm màng não:Viêm màng não gây ra bởi phế cầu khuẩn có thể rất nguy hiểm và khó phát hiện. Triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, nôn ói, và đặc biệt ở trẻ nhỏ thường có các dấu hiệu, triệu chứng như chán ăn kém, sốt cao, tiêu chảy, quấy khóc thường xuyên. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh này có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại các biến chứng, di chứng nặng nề.
Viêm phổi: Vi khuẩn phế cầu có khả năng gây viêm phổi, một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Nó có thể lây truyền qua không khí và dễ xảy ra trong môi trường đông đúc như lớp học hoặc nơi sống chung. Viêm phổi có thể gây ra nhiều triệu chứng không dễ dàng chẩn đoán và điều trị.
Nhiễm trùng huyết: Phế cầu khuẩn có thể xâm nhập vào máu, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết. Bệnh này đe dọa sức khỏe nghiêm trọng vì nó có thể tạo ổ di bệnh ở tất cả các cơ quan, bộ phận trên cơ thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, nó có thể gây tử vong.
Viêm tai giữa:Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em và có thể dẫn đến viêm tai xương chũm cấp, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa mạn tính, và ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và thính lực.
Vắc xin Synflorix có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đặc hiệu do vi khuẩn Phế cầu gây nên các bệnh này, đặc biệt là đối với trẻ em.
Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?
Nhiều người đã tỏ ra quan tâm và thắc mắc về việc vắc xin Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không. Theo thông tin của nhà sản xuất vắc xin, Synflorix được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một nhu cầu lớn từ phía người lớn và trẻ trên 5 tuổi trong việc tiêm vắc xin phòng bệnh để bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm gây ra bởi phế cầu khuẩn. Nhiều trường hợp, bao gồm những người mắc bệnh phổi như: Lao phổi, Bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh tim mạch, tiểu đường, hoặc bệnh áp huyết cao, đã được chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh.
Từ nhu cầu đó, hiện nay trên thị trường có hai loại vắc xin khác được sử dụng cho trẻ trên 5 tuổi và người lớn để bảo vệ khỏi bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra, đó là Pneumo 23 và Prevenar 13.
Vắc xin Pneumo 23:
Xuất xứ: Vắc xin Pneumo 23 được sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur (Pháp).
Chỉ định: Loại vắc xin này được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng do phế cầu khuẩn ở trẻ từ 2 tuổi trở lên. Ngoài ra, vắc xin Pneumo 23 còn được chỉ định cho người từ 65 tuổi trở lên, những người có nguy cơ miễn dịch giảm, người mắc bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, và nhiều trường hợp khác.
Vắc xin Prevenar 13:
Xuất xứ: Vắc xin Prevenar-13 được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học, Pfizer (Mỹ). Nó được sản xuất tại Bỉ.
Chỉ định: Prevenar 13 là một loại vắc xin thế hệ mới, được sử dụng để phòng ngừa một loạt các bệnh lý gây ra bởi phế cầu khuẩn, bao gồm viêm tai giữa, viêm phổi,... Vắc xin này có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và được sử dụng cho cả người lớn.
Với sự ra đời của những loại vắc xin này, người lớn và trẻ em trên 5 tuổi có lựa chọn để bảo vệ sức khỏe cho mình, phòng tránh các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin cụ thể sẽ được quyết định theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám sàng lọc, tư vấn để đảm bảo đạt hiệu quả và an toàn tốt nhất.
Lịch tiêm chủng ngừa vắc xin Synflorix cho bé
Tới đây chắc các bậc cha mẹ đã trả lời được câu hỏi liệu Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không. Dưới đây là lịch tiêm chủng ngừa cho trẻ dựa vào từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ:
Lịch tiêm cho trẻ tròn 06 tuần tuổi đến dưới 07 tháng tuổi:
Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên;
Mũi 2: 01 tháng sau mũi 1;
Mũi 3: 01 tháng sau mũi 2;
Mũi 4: 06 tháng sau mũi 3.
Lịch tiêm cho trẻ tròn 07 tháng tuổi đến < 01 tuổi:
Mũi 1: Lần tiêm đầu tiêm;
Mũi 2: 01 tháng sau mũi 1;
Mũi 3: 06 tháng sau mũi 2.
Lịch tiêm cho trẻ tròn 01 tuổi đến < 06 tuổi:
Mũi 1: Lần tiêm đầu tiêm;
Mũi 2: 02 tháng sau mũi 1.
Những điều lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu Synflorix
Có một số điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng bệnh như Synflorix, đặc biệt tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ:
Tuổi và tình trạng sức khỏe: Vắc xin cần được tiêm theo đúng liệu trình cho từng độ tuổi để có kết quả phòng bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, cần phải lưu ý, bao gồm:
Trẻ sinh non 28 - 36 tuần có tiền sử hô hấp chưa phát triển hoặc sinh cực non < 28 tuần.
Trong những trường hợp này, việc quyết định tiêm vắc xin cần phải được thảo luận và lấy ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Phản ứng phụ: Sau khi tiêm có thể xảy ra một số phản ứng phụ, bao gồm:
Những triệu chứng thường gặp như chán ăn, sốt nhẹ (≥ 38°C) hoặc đau, đỏ, sưng vùng tiêm.
Những triệu chứng hiếm gặp như phát ban, dị ứng, hoặc co giật do sốt và không do sốt.
Nếu trẻ trải qua bất kỳ triệu chứng bất thường sau tiêm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp xử trí thích hợp.
Theo dõi và quản lý: Để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ sau khi tiêm, cha mẹ cần tuân thủ các quy tắc sau:
Theo quy định của Bộ Y tế, trẻ được theo dõi tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút.
Sau khi về nhà, tiếp tục theo dõi, phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng bất thường khác như: Sốt, quấy khóc liên tục, phát ban, khó thở, tím tái, co giật... trong vòng 24 giờ sau tiêm.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nặng như: Co giật, khó thở, tím tái, biểu hiện dị ứng nặng,... hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tốt nhất.
Những biện pháp này sẽ giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho việc tiêm vắc xin Synflorix, phòng các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra cho trẻ.
Đến đây chắc các bậc phụ huynh đã trả lời được câu hỏi “Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?”. Để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý gây ra bởi phế cầu khuẩn, cha mẹ có thể tham khảo và đưa trẻ đến tất cả các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc để được các bác sĩ tư vấn, kiểm tra tình trạng sức khỏe, và tiêm vắc xin phòng bệnh Synflorix để đảm bảo hiệu quả và an toàn tốt nhất.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Nhiều năm trực tiếp thực hiện nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội và hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêm chủng Vắc xin: Nghiên cứu, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn,... Đặc biệt là lĩnh vực xử trí các phản ứng sau tiêm.