So sánh hai loại vắc xin Pneumo 23 và Prevenar 13
Ngày 06/11/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Phế cầu khuẩn là một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng do loại vi khuẩn này, đặc biệt là bệnh lý nhiễm phế cầu xâm lấn như viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các bậc phụ huynh cần lưu tâm, đưa trẻ đến tiêm chủng sớm nhất để phòng bệnh phế cầu với các vắc xin như Synflorix, Prevenar 13 và Pneumovax 23 khi hội đủ điều kiện sức khoẻ để tiêm ngừa.
Với nhiều nguyên nhân cùng yếu tố nguy cơ khác nhau, khuynh hướng mắc phải các bệnh như viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu gây ra ngày càng gia tăng. Đặc biệt, trẻ em dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm phế cầu. Điều này làm nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng cho sức khoẻ đứa con của mình khi chưa được bảo vệ toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều loại vắc xin chẳng hạn như Pneumo 23 và Prevenar 13 có khả năng ngăn ngừa rất hiệu quả nguy cơ này.
Tổng quan về vi khuẩn phế cầu
Vi khuẩn phế cầu, tên khoa học là Streptococcus pneumoniae, là một loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm cao và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Nhóm trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng có khả năng cao bị tấn công bởi loại vi khuẩn này, ngoài gây viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tai giữa, còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não. Vì lý do này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cha mẹ cần cho con mình tiêm các loại vắc xin như Synflorix, Pneumo 23 và Prevenar 13 để chủ động phòng bệnh do phế cầu gây ra. Tuy nhiên, hiện nay vắc xin Pneumo 23 không còn được sử dụng ở nước ta nữa.
Theo thống kê, hàng năm có khoảng hơn năm trăm ngàn trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu tử vong do nhiễm vi khuẩn phế cầu. Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng khi nhiễm phế cầu. Không chỉ trẻ em, người già cũng là đối tượng dễ bị tấn công và gây ra bệnh lý nghiêm trọng do nhiễm vi khuẩn phế cầu. Vì vậy, việc tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh là cách ngăn ngừa hiệu quả nhất nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn này gây ra.
So sánh khác biệt hai loại vắc xin Pneumo 23 và Prevenar 13
Vắc xin Pneumo 23 và Prevenar 13 là hai loại vắc xin được sử dụng để phòng bệnh phế cầu do vi khuẩn phế cầu gây ra, nhưng hiện nay Pneumo 23 không còn sẵn có ở Việt Nam và thường được thay thế bằng Pneumovax 23. Hai loại vắc xin này có một số khác biệt cần lưu ý nhằm để sử dụng hiệu quả cho từng đối tượng cụ thể. Dưới đây là một số so sánh khác biệt giữa hai loại vắc xin này:
Xuất xứ
Pneumovax 23: Được sản xuất bởi công ty dược phẩm Merck Sharp & Dohme (Hoa Kỳ)
Prevenar 13: Là sản phẩm của tập đoàn dược phẩm và công ty chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới - Pfizer, có trụ sở tại Hoa Kỳ. Prevenar 13 được sản xuất tại Bỉ.
Số chủng phế cầu được bảo vệ
Pneumovax 23: Bảo vệ khỏi 23 chủng phế cầu khác nhau.
Prevenar 13: Bảo vệ khỏi 13 chủng phế cầu khác nhau.
Đối tượng sử dụng
Pneumovax 23: Vắc xin Pneumovax 23 được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra, bao gồm viêm phổi cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Ngoài ra, nó cũng được đề xuất cho các đối tượng sau đây, đặc biệt là:
Người cao tuổi trên 65 tuổi, nhất là những người cư trú tại các trung tâm dưỡng lão hoặc cơ sở từ thiện.
Các cơ địa có sự suy giảm miễn dịch hoặc khả năng đáp ứng miễn dịch yếu, bao gồm những người đã phẫu thuật cắt lách, mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, hoặc bị hội chứng thận hư.
Những người thường xuyên phải nhập viện hoặc có các bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm phế quản mạn, thiểu năng hô hấp, bệnh tắc nghẽn mãn tính, suy tim, nghiện rượu hoặc nghiện thuốc lá.
Những người mắc bệnh rò dịch não tủy.
Prevenar 13: Vắc xin Prevena 13 được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra, ngoài phòng ngừa viêm phổi và viêm tai giữa. Prevenar 13 còn ngăn ngừa hiệu quả các bệnh nhiễm phế cầu xâm lấn như nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do phế cầu. Các đối tượng sử dụng vắc xin phế cầu khuẩn Prevenar 13 bao gồm:
Trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên.
Người trưởng thành.
Người cao tuổi và những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh lao phổi, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Liều tiêm
Pneumovax 23: Thường chỉ cần tiêm một mũi. Sau đó có thể cần tiêm lại sau khoảng 3 - 5 năm, tùy thuộc vào nguy cơ tiếp tục bị nhiễm phế cầu nghiêm trọng gây tử vong, đặc biệt là các đối tượng yếm thế như hội chứng thận hư, không có lách, bệnh hồng cầu liềm.
Prevenar 13: Được tiêm theo lịch cố định. Lịch tiêm 2, hoặc 3 liều cơ bản và một liều tiêm nhắc lại đối với trẻ dưới 11 tháng tuổi; tiêm 2 liều cho tẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi và tiêm liều duy nhất đối với các đối tượng trên 24 tháng tuổi (trẻ lớn, người trưởng thành, người cao tuổi,...).
Thời điểm tiêm phòng
Pneumovax 23: Có thể sử dụng cho người trưởng thành và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
Prevenar 13: Thường được tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên.
Tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin phế cầu
Mặc dù vắc xin phế cầu có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lý cho trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, có thể xuất hiện một số phản ứng không mong đợi sau khi tiêm. Đa phần, các phản ứng này thường là phản ứng thông thường, nhưng cần phải được theo dõi trong khoảng 30 phút sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng, nhằm để phát hiện và xử trí các phản ứng nặng nếu có xảy ra, sau đó tiếp tục theo dõi tại nhà từ 24 - 48 giờ bởi các bậc phụ huynh.
Các phản ứng thường thấy sau tiêm chủng có thể bao gồm:
Tại vị trí tiêm, có thể xuất hiện sưng, đau, ửng đỏ, toàn thân thì có thể đau đầu, chóng mặt hoặc sốt nhẹ (thân nhiệt tăng khoảng 38 độ C). Để kiểm tra nhiệt độ chính xác của trẻ dưới 2 tuổi, nên đo thân nhiệt qua đường hậu môn. Trong vài ngày sau tiêm, trẻ có thể trở nên chán ăn hoặc không muốn ăn. Các trường hợp này thường chiếm một tỷ lệ khoảng 10%.
Vùng tiêm có thể trở nên chai cứng, và nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên nhưng dưới 39 độ C (chiếm tỷ lệ từ 5 - 10% trường hợp).
Các phản ứng hiếm xảy ra nhưng có thể là dấu hiệu nặng cần lưu ý:
Trẻ có thể quấy khóc dai dẳng và nôn nhiều sau khi tiêm.
Một số trường hợp ở trẻ sơ sinh có thể ngưng thở, sốt cao từ 39 độ C trở lên.
Có thể xảy ra viêm da dị ứng, phát ban, co giật, hoặc giảm sức mạnh cơ, giảm đáp ứng, sốc phản vệ.
Mặc dù tác dụng phụ không mong muốn do vắc xin gây ra thường ít gặp, nhưng cha mẹ không nên chủ quan khi tiêm cho trẻ. Sau tiêm, ngoài theo dõi trẻ 30 phút tại các cơ sở tiêm chủng, trẻ cần được chăm sóc và theo dõi tại nhà trong vòng 24 - 48 giờ sau đó. Cũng cần phải theo dõi các biểu hiện bất thường của trẻ trong những ngày sau tiêm (từ 1 đến 2 tuần) để có thể phát hiện và can thiệp kịp thời các phản ứng nặng.
Nhà thuốc Long Châu hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của vắc xin phòng ngừa phế cầu khuẩn Pneumovax 23 và Prevenar 13. Tiêm vắc xin luôn là giải pháp thiết thực và hiệu quả để ngăn chặn sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn, trong đó vi khuẩn phế cầu là đặc biệt quan trọng cho mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em, người có bệnh nền và người cao tuổi.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng, với vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Khi đến tiêm chủng tại Long Châu, khách hàng sẽ được khám sàng lọc bởi bác sĩ, tư vấn gói vắc xin phù hợp, theo dõi trong và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch dịch vụ tiêm chủng online tại đây.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh cộng đồng – Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Trên 10 năm công tác trong lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh: X – Quang tổng quát và Siêu âm tổng quát. Hiện là giảng viên chính Chương trình đào tạo liên tục (CME) về An toàn Tiêm chủng của HCDC.