Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải mã hiện tượng đột quỵ khi ngủ và cách phòng tránh

Ngày 30/03/2023
Kích thước chữ

Cơn đột quỵ có thể được xem là “tử thần" khi mà tỉ lệ tử vong do đột quỵ luôn rất cao. Đột quỵ có thể xảy ra khi bệnh nhân tỉnh hoặc bị đột quỵ khi ngủ. Vậy vì sao bị đột quỵ khi ngủ và cách phòng tránh như thế nào? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đột quỵ hầu như dẫn đến tử vong, nếu không sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề cho bệnh nhân. Do đó, tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng của hiện tượng đột quỵ khi ngủ là điều cần thiết để biết cách phòng ngừa chúng càng sớm càng tốt.

Thông tin chung về đột quỵ khi ngủ

Theo nghiên cứu, những cơn đột quỵ nửa đêm chiếm khoảng 14% tổng số ca đột quỵ, trong đó đột quỵ khi ngủ chiếm từ 8% đến 28%.

Vậy vì sao lại bị đột quỵ khi ngủ? Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, một số trường hợp đột quỵ khi ngủ là do thiếu máu cục bộ hoặc do cục máu đông. Phương pháp điều trị duy nhất khi bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ phải được đưa ra trong vòng vài giờ sau khi xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ khi ngủ đầu tiên bắt đầu. Tuy nhiên, những người tỉnh dậy sau khi đột quỵ thường sẽ không thể xác định được đâu là các triệu chứng bắt đầu.

Giải mã hiện tượng đột quỵ khi ngủ và cách phòng tránh 1
Thường sẽ rất khó nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi ngủ?

Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng khi mà não bộ của bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu đến não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Từ đó gây nên tình trạng thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi các tế bào não.

Một số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi ngủ có thể kể đến như là: 

Thói quen tắm đêm trước khi đi ngủ

Trước khi bạn ngủ, thói quen tắm đêm sẽ làm nhiệt độ cơ thể bạn thay đổi một cách đột ngột, từ đó khiến cho mạch máu bị co lại. Điều này sẽ tác động tới việc lưu thông máu lên não. Vì vậy mà nguy cơ dẫn tới đột quỵ cũng tăng cao.

Thói quen uống rượu bia trước khi đi ngủ 

Thói quen thích uống rượu bia trước khi đi ngủ cũng tiềm ẩn rủi ro gây nên chứng đột quỵ khi ngủ không hề nhỏ. Đây là một thói quen độc hại, có thể làm mạch máu bị tổn thương, làm tăng tình trạng xơ vữa động mạch, nguy cơ cao hình thành các cục máu đông. Ngoài ra, thói quen này còn có thể dẫn đến tình trạng huyết áp tăng đột ngột trong thời gian ngắn, từ đó dẫn đến đột quỵ.

Thói quen ăn đêm

Tương tự như thói quen tắm đêm hay uống rượu bia trước khi đi ngủ thì thói quen ăn đêm cũng có thể góp phần làm tăng cao nguy cơ đột quỵ khi ngủ. Đặc biệt, các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm có nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga,... thường được yêu thích và lựa chọn để ăn đêm là những "kẻ giết người thầm lặng. Duy trì thói quen xấu này vừa gây nguy cơ thừa cân béo phì cao vừa có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ khi ngủ.

Bên cạnh đó, thói quen ăn đêm thậm chí còn khiến nồng độ mỡ máu tăng cao, đẩy nhanh tình trạng xơ vữa động mạch và sự hình thành các cục máu đông, tình trạng đột quỵ dễ dàng xảy ra.

Giải mã hiện tượng đột quỵ khi ngủ và cách phòng tránh 2
Thói quen ăn đêm có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ

Bị căng thẳng, stress kéo dài

Đây cũng là một trong những nguyên do có khả năng gây ra tình trạng đột quỵ khi ngủ. Theo đó, khi cơ thể phải đối diện với trạng thái tâm lý căng thẳng, lo lắng kéo dài, hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng. Cơ thể sẽ tiết ra hormone làm tăng huyết áp và tăng tỷ lệ co thắt mạch máu não trong một thời gian ngắn, từ đó nguy cơ bị đột quỵ cũng tăng cao hơn.

Thường xuyên lạm dụng các thiết bị điện tử

Lạm dụng những thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính… trước lúc ngủ sẽ khiến người bệnh thức khuya, từ đó gây thiếu ngủ và tình trạng mệt mỏi. Nguy cơ đột quỵ khi ngủ từ đó cũng tăng cao.

Cách chống đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm, thậm chí có thể khiến bệnh nhân tử vong. Từ các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi ngủ, quý đọc giả có thể rút ra một số kinh nghiệm và cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Đó là các biện pháp như sau:

Xây dựng lối sống lành mạnh 

Xây dựng một lối sống lành mạnh, từ bỏ các thói quen xấu là phương pháp bảo vệ và nâng cao sức khỏe hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý, bệnh đột quỵ khi ngủ cũng là một trong số đó.

Vì thế, bạn nên:

  • Từ bỏ thói quen thức khuya, đảm bảo giấc ngủ được đủ 6 - 8 tiếng và chú ý chất lượng giấc ngủ.
  • Cho cơ thể có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi, giảm thiểu lo lắng, căng thẳng.
  • Hạn chế tắm đêm đặc biệt là trước lúc ngủ.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày và vừa sức.
  • Chủ động giữ ấm và bảo vệ cơ thể, đặc biệt khi trời chuyển lạnh để tránh bị lạnh làm tăng huyết áp.
  • Hạn chế dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ.

Chế độ ăn uống khoa học 

Một trong những cách phòng chống đột quỵ khi ngủ hiệu quả không kém là xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Bạn cần ăn đủ và đúng bữa, hạn chế ăn đêm, tránh ăn quá mặn hay quá ngọt, hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn,...

Đồng thời, thực đơn hàng ngày nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi, đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, hạn chế rượu bia hoặc thức uống chứa cồn và các chất kích thích.

Giải mã hiện tượng đột quỵ khi ngủ và cách phòng tránh 3
Chế độ ăn uống khoa học giúp tăng sức đề kháng hiệu quả

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Ngoài ra có thể phát hiện sớm và kịp thời các yếu tố nguy cơ có khả năng dẫn đến đột quỵ. Đặc biệt, những bệnh nhân bị tiểu đường và các bệnh lý về tim mạch, thần kinh nên thăm khám thường xuyên để chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan. Nếu cơ thể có triệu chứng bất thường nên chủ động thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.

Trên đây là một vài thông tin về tình trạng đột quỵ khi ngủ. Có thể thấy, thói quen hằng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Hy vọng qua bài viết trên, quý đọc giả đã có thêm thông tin để xây dựng một lối sống lành mạnh, từ đó hạn chế được rủi ro và nguy cơ dẫn đến đột quỵ khi ngủ.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin