Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi ngủ, cơ thể chúng ta có thể sẽ có một sự hành động kì quặc như mộng du, ngủ ngáy, nghiến răng,... và rung giật cơ khi ngủ cũng là một trong những hiện tượng như trên. Vậy thật sự rung giật cơ khi ngủ là gì? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Rung giật cơ khi ngủ hay còn gọi là co giật là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và ảnh hưởng của chúng đến giấc ngủ hằng ngày. Bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thêm một số thông tin chi tiết về hiện tượng rung giật cơ khi ngủ.
Cơn rung giật cơ khi ngủ có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên hoặc theo trình tự và thường diễn ra riêng lẻ hoặc nhóm. Bệnh nhân có thể bị rung giật toàn thân hoặc chỉ rung giật tay chân trong khi ngủ. Hiện tượng này còn được gọi là "chứng giật thần kinh" hay "chứng giật cơ giảm năng lượng", thường xuất hiện khi bước vào giai đoạn ngủ sâu hoặc chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Ngoài ra, cũng có thể xảy ra giật mạnh khi mới đi vào giấc ngủ (Hypnagogic Jerk) hoặc cuối giấc ngủ (Hypnic Jerk).
Cơn rung giật cơ khi ngủ thường xuyên có thể gây ra lo lắng và khó ngủ lại cho người mắc bệnh. Người ngủ cùng có thể hoang mang không biết nguyên nhân của chứng bệnh này.
Mặc dù chứng rung giật cơ toàn thân khi ngủ không gây hại cho sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng, nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, người mắc có thể bị đánh thức giữa giấc ngủ do cảm giác cơ thể bị giật mạnh, bị hụt chân, cảm giác “rơi xuống vực” hoặc không thể cử động được tay, chân và cơ thể trong thoáng chốc.
Có nhiều giả thuyết được đưa ra về nguyên nhân của hiện tượng rung giật cơ khi ngủ. Một số cho rằng nguyên nhân là do não bộ, khi não không nhận được tín hiệu cơ thể ở trạng thái ngủ và tự "hiểu lầm" rằng cơ thể đang "bị rơi". Khi đó, não bộ sẽ phát tín hiệu để các cơ bắp co thắt, mục đích là lấy lại cân bằng, dẫn đến hiện tượng rung giật cơ, thậm chí giật mạnh và gây tỉnh giấc người bệnh. Rung giật cơ thường xảy ra khi cơ thể quá mệt mỏi hoặc đang chịu áp lực cao.
Một giải thích khác cho hiện tượng này là: Tay, chân được điều khiển bởi não bộ. Khi cơ thể vào trạng thái ngủ, não bộ sẽ dần dần khống chế hoạt động của tay, chân, giúp cho các cơ bắp vào trạng thái nghỉ ngơi. Tuy nhiên lúc này, các dây thần kinh trong cơ bắp vẫn còn hoạt động, cộng với trạng thái ngủ say khiến tuần hoàn máu trong cơ thể giảm xuống gây co giật cơ. Khi các cơ đang dần đi vào trạng thái thư giãn thì chỉ cần một vận động co cơ nhỏ cũng có thể gây ra hiện tượng rung giật. Tuy nhiên, rung giật cơ khi ngủ được xem là một hiện tượng không đáng lo ngại và an toàn cho sức khỏe.
Nguyên nhân chính xác của cơn rung giật cơ khi ngủ vẫn không rõ ràng, tuy nhiên một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện:
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, chứng rung giật cơ khi ngủ có thể được kích hoạt bởi phản ứng quá mức của não và tủy sống đối với ánh sáng, tiếng ồn hoặc chuyển động trong quá trình chìm vào giấc ngủ. Chứng rung giật cơ toàn thân khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu của các rối loạn thần kinh, bao gồm bệnh Parkinson, Alzheimer, đa xơ cứng hoặc bệnh động kinh.
Đối với hầu hết các trường hợp rung giật cơ khi ngủ, không cần điều trị. Người bệnh chỉ cần tránh một số yếu tố có thể kích thích và làm tăng triệu chứng, như điều trị mất ngủ, giảm stress và lo lắng, không sử dụng thực phẩm chứa caffeine hoặc không tập thể dục quá sức trước khi đi ngủ.
Tuy nhiên, nếu triệu chứng rung giật tay chân khi ngủ xuất hiện nhiều và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm:
Nếu hiện tượng rung giật cơ toàn thân khi ngủ liên quan đến các bệnh như Parkinson, Alzheimer, bệnh đa xơ cứng hay động kinh... thì bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là một số thông tin về chứng rung giật cơ khi ngủ. Có thể thấy rằng, triệu chứng này tương đối không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chúng diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ thì bạn nên nhanh chóng đi khám và có phác đồ điều trị cho từng trường hợp.
Xem thêm:
Thảo Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp