Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải pháp hạn chế tình trạng đánh cầu lông bị đau cổ tay

Ngày 11/06/2022
Kích thước chữ

Đánh cầu lông bị đau cổ tay là tình trạng hay gặp cho những ai đam mê bộ môn thể thao này. Cần nắm bắt một số giải pháp hạn chế được chấn thương này xảy ra để an tâm luyện tập.

Cầu lông luôn có sức hấp dẫn lớn với đa số người yêu thích thể thao. Tuy nhiên một khi đã luyện tập hăng say thì tình trạng đánh cầu lông bị đau cổ tay là chấn thương bạn hay mắc phải. Cần nắm bắt một số giải pháp hạn chế dính chấn thương cổ tay, để không ảnh hưởng đến sức khỏe và đam mê. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Cổ tay và tầm quan trọng trong kỹ thuật vũ cầu

Môn cầu lông đòi hỏi người chơi sử dụng nhiều động tác và kỹ thuật đánh liên quan đến cổ tay rất nhiều. Đặc biệt nếu là người chơi chuyên nghiệp, việc chinh phục được những thao tác khó luôn là ao ước của nhiều người để nâng cao trình độ chơi. Tuy nhiên đối mặt với họ là nhiều rủi ro dính chấn thương bởi luôn có sai sót trong khi chuyển động lúc tập. Cùng điểm qua một số kỹ thuật chơi cầu lông bằng cổ tay sau để biết cổ tay quan trọng như thế nào với bộ môn cầu lông:

Kỹ thuật đập cầu lông

Những cú đánh cầu mạnh, nhanh luôn ghi điểm dễ dàng trước đối thủ bởi khó có thể cản được. Cho nên kỹ thuật này được áp dụng nhiều lúc luyện tập cầu lông. Tất nhiên cổ tay là bộ phận đóng vai trò dùng lực để dứt điểm dứt khoát thao tác này. Trong kỹ thuật này, người chơi cần vận dụng tối đa sức mạnh ở cả bả vai, khuỷu tay và cổ tay trong cú đập cầu.

Giải pháp hạn chế tình trạng đánh cầu lông bị đau cổ tay 1 Kỹ thuật đánh cầu lông sử dụng sức mạnh từ cổ tay

Kỹ thuật treo cầu

Với kỹ thuật này, không cần dùng sức mạnh tối đa như đập cầu, tuy nhiên vẫn sử dụng sức ở cổ tay và điều chỉnh chúng để có thể đưa cầu từ cuối sân sau bên mình đến sân trước của đối phương và rơi thẳng xuống.

Kỹ thuật bỏ nhỏ

Thao tác này đòi hỏi sự linh hoạt của cổ tay để tạo ra cú đánh bất ngờ cho đối thủ. Không dùng lực mạnh mà phải xử lý nhanh và dứt khoát. Người chơi thường xoay cổ tay theo kim đồng hồ, sau đó hướng vợt theo chiều đi xuống.

Với những kỹ thuật trên, tất nhiên người luyện tập cầu lông cần phối hợp nhiều bộ phận khác ngoài cổ tay mới thực hiện được nhưng có thể thấy rằng việc dùng sức ở cổ tay có có mặt hầu hết trong tất cả các kỹ thuật cần có để ghi điểm trong thi đấu vũ cầu.

Các giải pháp hạn chế chấn thương cổ tay khi đánh cầu lông

Tại sao đánh cầu lông bị đau cổ tay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cổ tay khi chơi cầu lông. Có thể kể đến như: Thao tác sai dẫn đến sai khớp, bong gân cổ tay. Trong quá trình di chuyển, gặp phải một số tác động như sân trơn, mỏi cơ hoặc vấp ngã làm cơ thể va chạm trực tiếp với mặt sân trong tư thế chống tay cũng dẫn đến đau cổ tay.

Nguyên nhân xa hơn để gây nên các chấn thương cổ tay kể trên là: Tập luyện quá sức, tập luyện khi cơ thể ở trạng thái mệt mỏi, cơ yếu. Người chơi lựa chọn địa điểm tập không đảm bảo, người chơi mới học hoặc tự học nên không áp dụng đúng kỹ thuật chơi cầu lông .

Giải pháp hạn chế chấn thương cổ tay

Giải pháp ngắn hạn (Xử lý ngay)

Ngay khi gặp chấn thương cổ tay, bạn cần dừng chơi để không tiếp tục bị đau đớn và đảm bảo tổn thương cổ tay không nặng thêm. Chườm đá lạnh vào vùng bị đau và nếu có thể hãy kết hợp cùng xịt giảm đau hay thuốc bôi. Không lao động nặng trong thời gian này. Nếu tình trạng đau, sưng vẫn không thuyên giảm sau 48h cũng như không thực hiện được các động tác sinh hoạt hằng ngày thì đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám.

Giải pháp hạn chế tình trạng đánh cầu lông bị đau cổ tay 2 Đánh cầu lông bị đau cổ tay triêu chứng nặng nên thăm khám bác sĩ

Giải pháp dài hạn (Duy trì để phòng tránh)

  • Khởi động kỹ: Nhiệt độ cơ bắp cũng như lưu lượng máu và oxy đến cơ được tăng cường. Các cơ, khớp linh hoạt hơn và từ đó giảm nguy cơ rách cơ và dây chằng.
  • Thả lỏng: Sau tập luyện cần để cơ thể thả lỏng để nhịp tim hạ dần, phục hồi các khớp về tình trạng ban đầu từ đó giảm nguy cơ đau nhức xương khớp, đau cổ tay khi đánh cầu lông.
  • Chế độ dinh dưỡng: Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể sau mỗi buổi tập như ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, uống đủ nước, bổ sung trái cây để tăng cường vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Nghỉ ngơi điều độ: Sau luyện tập, các cơ cần thời gian hồi phục. Nghĩ ngơi điều độ để cơ thể không bị quá tải dễ bị dính chấn thương.

Cách cầm vợt đúng chuẩn hạn chế chấn thương

Cầm vợt đúng kỹ thuật là điều đầu tiên cơ bản nhất cũng quan trọng nhất cho bất kỳ ai muốn luyện tập cầu lông. Để hạn chế chấn thương xảy ra, đặc biệt là tránh tình trạng đánh cầu lông bị đau cổ tay cần nắm rõ kỹ thuật này thật chắc. Sau đâu là 2 cách cầm vợt phổ biến và đúng kỹ thuật:

Cầm vợt kiểu V-grip

Giải pháp hạn chế tình trạng đánh cầu lông bị đau cổ tay 3 Cách cầm vợt đúng kỹ thuật hạn chế chấn thương cổ tay

Cầm và nghiêng vợt vuông góc 90 độ với mặt đất, sau đó để lòng bàn tay nắm cán vợt ở khoảng giữa giống như đang bắt tay. Khép các ngón tay ôm nhẹ quanh cán vợt, ngón cái đặt tựa trên cán vợt, đầu ngón cái hướng thẳng về cán vợt, các ngón trỏ và các ngón giữa đặt sao cho cảm giác thoải mái nhất. Cầm vợt đúng thì ngón trỏ và ngón cái sẽ tạo nên một góc chữ “V”.

Cầm vợt kiểu Thumb-grip

Ngón cái được duỗi nhẹ theo cán vợt. Đầu ngón cái đặt lên một cạnh, cho cảm giác ngón cái đẩy cán vợt từ phía sau, chú ý là chỉ đầu ngón cái tựa trên mặt cán vợt, ngón trỏ duỗi nhẹ và ôm theo cán. Kiểu cầm vợt này sẽ phù hợp cho những pha chụp lưới trái tay.

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích để bạn có thể hạn chế tình trạng đánh cầu lông bị đau cổ tay khi luyện tập. Chỉ cần bạn tuân thủ học cách chơi đúng kỹ thuật cùng tinh thần sôi sục động lực tập luyện thì chắc chắn đau cổ tay sẽ không còn là nỗi lo để bạn bận tâm.

Bảo Thanh

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin