Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải phẫu xương đùi, chức năng và các vấn đề thường gặp

Ngày 10/03/2024
Kích thước chữ

Xương đùi là vùng xương chắc khoẻ và dài nhất trên toàn cơ thể. Chức năng chính của xương đùi là hỗ trợ nâng đỡ cơ thể và thực hiện một số cử động. Để hiểu rõ hơn về giải phẫu xương đùi, chức năng và các vấn đề thường gặp, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Xương đùi là xương chính của chân, đảm nhiệm chức năng vô cùng quan trọng đó là nâng đỡ trọng lượng của toàn cơ thể. Người ta cho rằng, xương đùi có khả năng mang gấp 30 lần trọng lượng của cơ thể. Đây cũng là loại xương dài và khoẻ nhất của cơ thể người. Vậy cụ thể đặc điểm giải phẫu xương đùi, chức năng và các vấn đề thường gặp là gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau.

Giải phẫu xương đùi

Xương đùi kéo dài từ hông đến đầu gối, là xương lớn và dài nhất trong bộ xương của con người. Đối với nam giới trưởng thành, xương đùi có độ dài trung bình khoảng 48 cm và nặng khoảng 285 g. Xương đùi thuộc loại xương dày, được chia thành 3 phần:

Đầu gần

Đầu gần hay còn gọi là mỏm trên, là phần phía trên của xương đùi, khớp với phần xương chày để tạo thành khớp háng. Đầu gần bao gồm:

  • Đầu của xương đùi, có lỗ nhỏ ở giữa và hướng lên trên, dạng hình cầu hướng về phía trước.
  • Cổ xương đùi là phần xương giữa chỏm xương đùi, có một chỗ lõm được gọi là hố của đầu xương đùi. Vị trí này cho phép dây bằng đi qua để kết nối với phần đầu của xương đùi.
  • Đốt chuyển lớn của xương đùi liên kết với cơ mông nhỡ, cơ mông nhỏ và cơ hình lê.
  • Hố đốt chuyển là đoạn trung gian của đốt chuyển lớn, là nơi bắt đầu của các cơ bịt trong, cơ sinh đôi trên và cơ sinh đôi dưới.
  • Đốt chuyển nhỏ là cạnh nhỏ ở phía sau của xương đùi, có vai trò liên kết với cơ chậu.
  • Đường gian mấu chuyển trước là một đường nhỏ kéo dài từ đốt chuyển lớn đến đốt chuyển nhỏ, nằm ở giữa trục xương đùi và cổ xương đùi.
giai-phau-xuong-dui-chuc-nang-va-cac-van-de-thuong-gap 1.jpg
Giải phẫu xương đùi được chia thành 3 phần bao gồm đầu gần, trục xương đùi và đầu xa của xương đùi

Trục xương đùi

Trục xương đùi (thân xương đùi) là phần kéo dài của xương đến các điểm:

  • Đường ráp xương đùi, bao gồm cả gờ bên và gờ giữa;
  • Mào lược;
  • Mấu lồi cơ mông;
  • Mặt ngoài vùng khoeo.

Đường ráp xương đùi kép ở mặt sau của trục xương đùi giúp hỗ trợ liên kết hai cơ vasti. Ngoài ra, đây cũng là vị trí chứa các chất dẫn truyền của đùi, cơ mông và cơ lược. Bên trong thân xương đùi là khoang tuỷ, chứa tuỷ xương.

Đầu xa của xương đùi

Là phần dưới cùng của xương đùi, khớp với khớp gối. Đầu xa của xương đùi bao gồm các điểm:

  • Lồi cầu bên trong xương đùi: Bề mặt khớp với khớp lồi củ trong xương chày và mỏm lồi cầu bên trong xương đùi;
  • Lồi mấu ngoài xương đùi: Bề mặt khớp với lồi mấu ngoài xương đùi và lồi cầu ngoài xương đùi;
  • Mặt ngoài xương bánh chè;
  • Hố gian lồi cầu.

Phần cuối của xương đùi là phần xương đặc, rắn chắc và có chứa tuỷ xương. Bao xung quanh phần xương đặc là xương xốp với nhiều hốc nhỏ, phân tán nhiều nơi.

Chức năng của xương đùi

Xương đùi là xương chính của chân, đảm nhiệm vai trò nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể, chịu được tải trọng gấp 30 lần so với trọng lượng của cơ thể. Xương liên kết với nhau tạo thành các khớp, làm đòn bẩy cho chân, cho phép các cử động như đi, đứng, chạy, nhảy…

Khoang tuỷ xương có chứa tủy đỏ, giúp sản xuất hồng cầu cho cơ thể. Theo dòng thời gian, tuỷ đỏ sau đó sẽ được thay thế bằng tuỷ vàng, lưu trữ chất béo và mô mỡ cho cơ thể. Xương đùi có chứa một lượng máu dự trữ tương đối, nhưng lượng máu ở đây thường khó để đo chính xác.

giai-phau-xuong-dui-chuc-nang-va-cac-van-de-thuong-gap 2.jpg
Xương đùi là xương dài và khoẻ nhất, giúp nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể

Xương đùi khá cứng, chắc và khó gãy. Khi xuất hiện tình trạng chảy máu do gãy xương đùi thì đây là một tình trạng khá nguy hiểm. Trong trường hợp chấn thương gãy xương đùi có thể dẫn đến mất một lượng máu lớn, để lâu có thể đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, xương đùi là vị trí bắt nguồn của nhiều cơ và dây chằng, góp phần tạo nên những chuyển động linh hoạt của các chi dưới.

Các vấn đề thường gặp ở xương đùi

Có nhiều rối loạn và bệnh lý ảnh hưởng đến xương đùi có thể kể đến như:

Gãy xương

Cổ xương đùi là vị trí dễ bị gãy nhất, đặc biệt là ở những người lớn tuổi hoặc người bị suy giảm mật độ xương và tình trạng này diễn ra phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Đây là một chấn thương xảy ra do bị tác động bởi một lực lớn, khi té ngã. 

Các triệu chứng khi bị gãy xương đùi là đau đớn dữ dội ngay tức thì, không thể đặt trọng lượng lên chân bị tổn thương, chân tổn thương bị cong vẹo bất thường hoặc trông có vẻ ngắn hơn so với chân còn lại.

Hội chứng đau xương bánh chè

Tình trạng này xuất hiện các cơn đau ở phía trước đầu gối, quanh bánh chè. Đối tượng phổ biến mắc phải là những vận động viên hay người thường chơi các môn thể thao liên quan đến chạy và nhảy. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi chạy nhảy, di chuyển lên xuống cầu thang, khi ngồi xổm hoặc ngồi lâu.

Trật khớp háng

Trật khớp háng xảy ra khi đầu xương đùi bị kéo ra khỏi vị trí khớp nối. Mặc dù tình trạng này không thường xảy ra nhưng hậu quả nó mang lại thường khá nghiêm trọng. Nguyên nhân trật khớp háng có thể là do va chạm xe, ngã từ độ cao xuống, chấn thương thể thao nghiêm trọng. Người bị trật khớp háng sẽ cảm thấy đau nghiêm trọng, rất khó cử động, chân nằm ở vị trí bất thường…

Bệnh Perthes

Bệnh Legg-Calvé-Perthes là bệnh lý khớp háng hiếm gặp ở trẻ em, xảy ra khi phần đầu xương đùi bị chết đi do thiếu nguồn cấp máu. Thiếu máu khiến các tế bào xương hoại tử hay còn gọi là hoại tử vô mạch. Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng hông, háng, đùi và thậm chí là đầu gối, căng cứng khớp, khó chuyển động khớp háng. Đôi khi có thể xuất hiện các cơn co thắt do kích ứng và viêm ở hông.

giai-phau-xuong-dui-chuc-nang-va-cac-van-de-thuong-gap 3.jpg
Có nhiều rối loạn và bệnh lý gây ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như chức năng của xương đùi

Sức khỏe xương khớp là một trong những vấn đề quan trọng ở tất cả giai đoạn trong cuộc đời chúng ta. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe xương khớp lại được ít người quan tâm đến. Hiểu rõ được về đặc điểm giải phẫu xương đùi, chức năng và các vấn đề thường gặp sẽ giúp bạn nhận biết được những bất thường, phát hiện sớm những dấu hiệu tiềm ẩn về xương đùi để có biện pháp bảo vệ sức khỏe xương khớp tốt hơn. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin