Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những điều cần biết về giải phẫu mạch máu chi dưới

Ngày 09/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Không ít người thường tò mò về cấu tạo cơ thể người, đặc biệt là chi dưới. Không biết hệ mạch máu của chi dưới được cấu tạo như thế nào hay dưới tác động của trọng lực làm sao máu vẫn có thể bơm ngược từ chân để về tim? Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết về giải phẫu mạch máu chi dưới nhé!

Khi nhắc đến chức năng vận động của con người không thể không nhắc đến chi dưới. Cấu trúc đại thể của chi dưới phức tạp bao gồm xương, khớp và cơ. Để những bộ phận này phát triển cũng như hoạt động một cách nhịp nhàng và trơn tru phải kể đến vai tròn của các mạch máu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những điều cần biết về giải phẫu mạch máu chi dưới

Hệ thống mạch máu của chi dưới rất phức tạp, được chia thành bốn loại: Động mạch chậu trong, động mạch chậu ngoài, tĩnh mạch chậu trong và tĩnh mạch chậu ngoài. Cụ thể về đường đi cũng như công dụng của hệ thống mạch máu chi dưới như sau:

Động mạch chậu trong

Động mạch bịt

Nằm ở trong chậu hông, xuyên qua đường dưới mu để vào khu trong của đùi. Động mạch bịt được cung cấp máu bởi hai nhánh tận nối với nhau thành một vòng quanh lỗ bịt, cung cấp máu cho các cơ ở đùi trong và một số cơ ở vùng mông, bao gồm cơ khép đùi và cơ bịt.

nhung-dieu-can-biet-ve-giai-phau-mach-mau-chi-duoi 1.jpg
Hệ thống mạch máu chi dưới rất phức tạp được chia thành nhiều nhánh nhỏ để đảm bảo cung cấp máu đến toàn bộ vị trí

Động mạch mông

Động mạch mông nằm ở trong chậu hông, xuyên qua khuyết hông to ở trên cơ thấp để chạy vào bên trong mông và đi sát vào vành xương, cung cấp máu cho các cơ ở mông. Tuy nhiên động mạch này lại dễ bị tổn thương trong trường hợp gãy xương chậu hay bị rạn xương chậu… Ở phía sau của động mạch mông có một đám rối tĩnh mạch nên việc bộc lộ các động mạch là rất khó khăn.

Động mạch ngồi (động mạch mông dưới)

Cũng từ trong chậu hông xuyên qua khuyết hông to và mông, nằm dưới cơ hình lê, phía trong của động mạch thẹn trong. Động mạch này sẽ cung cấp máu cho cơ mông to, dây thần kinh ngồi và những mạch máu khác ở phần trên của vùng đùi sau.

Động mạch thẹn trong

Đây cũng là động mạch chính của đáy chậu và các cơ quan sinh dục. Động mạch này chỉ đi qua mông và cung cấp máu cho một số cơ sâu ở mông.

nhung-dieu-can-biet-ve-giai-phau-mach-mau-chi-duoi 2.jpg
Động mạch chi dưới bao gồm động mạch chậu trong và động mạch chậu ngoài

Động mạch chậu ngoài

Động mạch đùi

Từ giữa cung đùi đi đến bờ sau trên lồi cầu trong của xương đùi. Ban đầu sẽ đi ở mặt trước đùi, sau đó sẽ chếch dần vào trong để đi qua lỗ vòng gân cơ khép ra phía sau vào vùng khoeo. Trong động mạch đùi sẽ tách ra một nhánh lớn để cung cấp máu cho các cơ ở đùi gọi là động mạch đùi sau. 

Vị trí động mạch đùi sau nằm ở dưới dây chằng bẹn từ 4 - 6 cm và được coi là động mạch đùi chung. Sau đó nó sẽ được phân nhánh thành động mạch đùi sau và động mạch đùi nông. Động mạch đùi trên sẽ cung cấp máu cho bụng dưới và động mạch đùi dưới sẽ mang máu đến đầu gối và cẳng chân.

Động mạch khoeo

Đi từ cơ khép đến bờ dưới cơ khoeo. Ban đầu động mạch đi chếch xuống phía dưới và hướng ra ngoài, tuy nhiên khi đến giữa nếp gấp khoeo thì sẽ chạy thẳng xuống theo trục của hố khoeo. Động mạch khoeo nằm ở vị trí rất sâu, giáp với nền xương, trên một phản sợi và chỉ được đệm bởi cơ khoeo. Động mạch khoeo cung cấp máu cho khớp gối và cơ sinh đôi.

Động mạch chày trước

Đi qua lỗ trên màng liên cốt hướng ra phía trước vào khu cẳng chân trước, đi theo đường vạch từ hõm trước xương mác đến điểm giữa của 2 mắt cá chân, động mạch chạy ở giữa củ cơ cẳng chân trước và chỏm xương mác, nằm áp vào màng liên lốt ở giữa cơ càng trước và cơ duỗi ngón chân sau, ở trên cơ duỗi dài ngón chân cái dưới. Động mạch chày trước cung cấp máu cho khớp gối, các cơ cẳng chân trước và cổ chân.

Động mạch mu chân

Đi giữa hai mắt cá chân tới sau khoảng liên cốt bàn chân thứ nhất, theo dọc cơ duỗi ngắn ngón chân cách độ lem ở ngoài, đâm xiên xuống gan chân và tiếp nối với động mạch gan chân ngoài. Động mạch cung cấp máu cho mu chân (bao gồm cổ chân, bàn chân và ngón chân), mu đốt bàn chân, các nhánh liên cốt và nhánh ngón chân.

Động mạch chày sau

Đi từ cung cơ dép, chạy thẳng theo trục cẳng chân sau, ở phần ba dưới cẳng chân sẽ chạy chếch vào bên trong để đến rãnh gót. Động mạch chày sau nằm ở phía trên đi giữa hai lớp cơ nông và cơ sâu, giữa hai gân cơ gấp. Đây là động mạch cung cấp máu cho cẳng chân sau, mắt cá chân trong và gót chân.

Động mạch mác

Đây là động mạch được tách từ động mạch chày sau dưới cung cơ dép từ 4 - 5 cm. Động mạch sẽ áp vào xương và chạy theo xương mác khi đến gần cổ chân sẽ kết thúc. Động mạch mác sẽ tách thành nhiều nhánh nhỏ để nuôi cơ mác, xương mác, nhánh xiên trước và nhánh nối với động mạch chày sau.

Động mạch gan chân ngoài và gan chân trong

Động mạch gan chân trong sẽ nhỏ hơn so với động mạch gan chân ngoài. Động mạch gan chân trong sẽ chạy theo đường vạch từ mỏm chân đến gót, tới khoang liên cốt một và chủ yếu cung cấp máu cho ngón chân cái. 

Trong khi động mạch gan chân trong sẽ đi từ củ sau trong xương gót, tới khoảng liên cốt 4 rồi tới khoang liên cốt 1 để tạo thành cung động mạch gan chân, cung cấp máu cho toàn gan chân.

nhung-dieu-can-biet-ve-giai-phau-mach-mau-chi-duoi 3.jpg
Do cấu tạo cũng như phân bố mạch máu phức tạp, để quan sát và phân biệt được từng mạch máu là điều rất khó khăn

Tĩnh mạch chậu trong

Bao gồm tĩnh mạch mông, tĩnh mạch ngồi, tĩnh mạch thẹn trong và tĩnh mạch bịt. Tĩnh mạch mông được hình thành từ các tĩnh mạch và nhánh của động mạch mông, ở ngay trên bờ của khuyết ngồi lớn nên nó được gọi là đám rối tĩnh mạch phủ ở mặt sau của động mạch mông, gây nhiều khó khăn trong lúc tìm kiếm và thắt động mạch.

Tĩnh mạch chậu ngoài

Tĩnh mạch sâu

Sẽ đi kèm theo các động mạch cùng tên, mỗi động mạch sẽ có hai tĩnh mạch đi kèm ngoại trừ động mạch khoeo và động mạch đùi chỉ có một tĩnh mạch.

Tĩnh mạch nông

Tĩnh mạch này bắt nguồn từ tĩnh mạch mu chân, từ mạng tĩnh mạch gan chân gọi là cung tĩnh mạch gan chân. Cung tĩnh mạch này sẽ đổ vào cung mu chân thông qua các nhánh liên cốt. Từ hai tĩnh mạch viền sẽ tách ra ở hai đầu cung tĩnh mạch mu chân.

Tĩnh mạch viền trứng sẽ tạo thành tĩnh mạch hiển lớn và tĩnh mạch viền ngoài sẽ tạo thành tĩnh mạch hiển bé. Tĩnh mạch nông sẽ đổ máu vào hai tĩnh mạch hiển này. Đồng thời ở hai tĩnh mạch hiển này cũng có rất nhiều van tĩnh mạch giúp máu có thể chảy ngược về tim.

nhung-dieu-can-biet-ve-giai-phau-mach-mau-chi-duoi 4.jpg
Hệ thống tĩnh mạch có nhiều van để có thể đưa máu ngược từ chân về tim

Trên đây là những điều cần biết về giải phẫu mạch máu chi dưới. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về cơ thể người cũng như cơ chế hoạt động của các mạch máu này. Cơ thể con người là một hệ thống hết sức phức tạp, tuy nhiên càng tìm hiểu sẽ càng bị hấp dẫn bởi sự kỳ diệu mà tạo hóa mang lại. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm